Các làng nghề truyền thống tại Thái Bình

Nghề chạm bạc ở Đồng Xâm Làng nằm ở phía Bắc của huyện Kiến Xương, thuộc xã Hồng Thái. Đây là một làng nghề chạm khắc trên mặt kim loại. The...

Nghề chạm bạc ở Đồng Xâm



Làng nằm ở phía Bắc của huyện Kiến Xương, thuộc xã Hồng Thái. Đây là một làng nghề chạm khắc trên mặt kim loại. Theo người làng kể lại cách đây hơn 300 năm có nghệ nhân nghề chạm bạc tên là Nguyễn Kim Lâu theo thuyền dọc sông Trà Lý về lập nghiệp ở đây. Ông đã truyền nghề chạm bạc cho dân làng. Trải qua nhiều thời kỳ đến nay nghề vẫn được duy trì và ngày càng phát triển. Sau khi ông mất, để tưởng nhớ đến công lao của ông, họ đã lập đền thờ ông ở ngay làng gọi là đền Đồng Xâm Chạm bạc Ðồng



Nghề thêu

Ngày xưa, hàng thêu chủ yếu phục vụ các nhà giàu sang quyền quí, đền chùa và phường tuồng. Kỹ thuật thêu cũng đơn giản, quanh quẩn chỉ có 5 mầu chỉ: xanh, đỏ, tím, vàng, lục. Ngày nay, ngoài việc sử dụng thông thường trong may mặc, đồ thêu còn được sử dụng mang tính chất trang trí mỹ thuật, nguyên liệu đa dạng hơn như xa tanh, chỉ tơ, thuốc nhuộm nhiều màu nên nghề phát triển, kỹ thuật tinh xảo và ra đời loại thêu hàng trắng, hàng nổi, thêu kết hợp dua, ren.

Những mặt hàng mới đáp ứng nhu cầu thị hiếu của thời đại: mặt gối, áo, kimônô, khăn trải giường,.. nhưng tinh xảo nhất phải là tranh thêu chân dung, phong cảnh. Bằng cây kim và sợi chỉ người thợ đã vẽ nên chân dung phong cảnh đầy sinh động. Thái Bình có những làng nghề thêu nổi tiếng như thêu ren Minh Lãng...



Nghề trồng vườn ở Bách Thuận


Làng cách thị xã Thái Bình khoảng 40 km, thuộc huyện Vũ Thư. Đây là một làng vườn trù phú, rìa làng là bãi phù sa nơi trồng dâu nuôi tằm và chuối, mía. Trong làng là những vườn cây ăn quả, cây cảnh. Đến Bách Thuận, du khách như lạc vào một công viên thu nhỏ với đủ các gam màu đậm nhạt ... Dọc hai bên đường làng là màu xanh thẫm của ngâu và màu xanh tươi của hòe. Thiên nhiên đã ưu đãi cho Bách Thuận phát triển nghề vườn truyền thống.
Ở đây có đủ các loại hoa, quả bốn mùa: táo, ổi roi, mận, chanh, nhãn, vãi, hồng xiêm, cam, quít, chuối, mít... bên cạnh những vườn cây ăn quả, cây thế. Mỗi loại cây cảnh đều mang một dáng nét riêng với nhưõng tên gọi khác nhau tùy theo sự uốn tỉa của chủ nhân.

Vào dịp nước lên, đường làng Bách Thuận ngập nước, biến thành nhưõng dòng sông nhỏ, từ nhà nọ muốn sang nhà kia đều đi bằng thuyền. Thật tuyệt vời khi du khách được ngồi trên nhưõng con thuyền nhỏ thăm vườn cảnh, với tay hái nhưõng chùm quả trĩu ngọt để thưởng thức hương vị hoa quả làng vườn.

Nghề dệt chiếu và chiếu Hới


"Ăn cơm hom, nằm giường hòm, đắp chiếu Hới", chiếu làng Hới nổi tiếng do sự se, mềm, dễ giặt, mau khô, thoát nước nhanh, trải nằm mát mùa hè, đắp ấm mùa đông. Người có công trong nghề làm chiếu là ông Phạm Đôn Lễ (quan thời Tiền Lê 980 - 1009), người làng Hới đã học nghề làm chiếu ở Quảng Tây - Trung Quốc trong thời gian ông đi sứ và đã dạy cho dân làng. Các sản phẩm chiếu của làng Hới dệt ra như chiếu cải, chiếu đơn, chiếu đót, trơn, cạp điều có họa chi tiết trang trí đẹp và khách hàng ưa chuộng. Ngoài chiếu Hới (Hưng Hà) còn có chiếu An Trang, An Vũ (Quỳnh Phụ), Vô Song, Kỳ Hội (Đông Hưng),...

Dệt vải và tơ tằm

Đây là nghề phổ biến nhất, đi cùng với nghề nông thành nghề "nông tang", "tằm tơ canh cửi". "Lụa Bộ La, là Sóc, đũi Ngọc Đường", vải Bơn, vải Bái, lụa Nguyễn,... là những cái tên trở nên quen thuộc.



CÁC ÔNG TỔ NGHỀ ĐƯỢC THỜ Ở THÁI BÌNH

Tổ nghề, còn được gọi là tổ sư hay thánh sư, là người sáng lập - gây dựng hoặc đem nghề từ nơi khác về truyền thụ cho dân làng. Ban đầu có thể một làng thờ sau nghề được truyền bá rộng thì nhiều nơi thờ. Tục thờ tổ nghề bắt nguồn từ đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" của dân tộc Việt. Tổ nghề thường được thờ ở các đền miếu, người được suy tôn là Thành hoàng được thờ ở đình làng nhưng có tổ nghề được thờ ngay ở trong tư gia của các ông trùm phường.

Tổ nghề trồng dâu, nuôi tằm, kéo tơ...


Bà có tên là Phạm Thị Xuân Dung, còn gọi là "Ả Lã Phương Dung công chúa" (mỹ tự do vua phong tặng). Tương truyền bà theo Hai Bà Trưng khởi nghĩa chống Hán, sau thắng lợi bà về làng ThuậnVy mở đất, dạy dân trồng dâu nuôi tằm. Những người cùng theo bà về mở đất đều lấy theo họ bà. Sau khi bà mất dân làng Thuận Vy lập đền thờ với ý thức thờ tổ nghề đồng thời thờ bà làm tổ họ Phạm. Đền thờ bà hiện vẫn còn 11 đạo sắc phong thần.

Tổ nghề bèo dâu và đúc đồng


Ông có tên là Nguyễn Chí Thành sống vào thời Lý, quê gốc ở Gia viễn - Ninh bình, từng thụ giới ở chùa La miên ( La vân, Quỳnh hồng, Quỳnh phụ). Ông được phong làm Quốc sư nhờ chữa bệnh cho vua Lý thần tông. Dân làng La vân lưu truyền lại rằng ông cho dân làng giống bèo hoa dâu, nhân giống để nuôi trên đồng ruộng vào vụ đông - xuân, bèo có tác dụng giữ nước cho mát chân lúa, hạn chế cỏ mọc, bèo chết làm phân bón ruộng. Vì vậy dân làng La vân lập đền thờ ông làm thành hoàng. Ông còn có công dạy dân nghề đúc đồng nên dân Ngũ xá ( Hà nội), An lộng (Quỳnh phụ) tôn ông làm tổ nghề đúc đồng.

Tổ nghề rèn sắt


Làng An tiêm, xã Thuỵ dân, huyện Thái thuỵ thờ tổ nghề rèn với vị hiệu "Dã tượng tiên sư". Dã tượng tiên sư dạy cho 7 tổ thợ rèn làng Cao dương (Thuỵ hưng). Nơi đây còn di chỉ của một công trường rèn sắt thời Trần. Tương truyền là công trường rèn vũ khí của Hưng đạo vương Trần quốc tuấn trong cuộc kháng chiến chống Mông nguyên 1285-1288.

Tổ nghề đan dành


Bà có tên là Phương dung sống vào thời Trần. Khi Huyền trân công chúa thực hiện lời vua cha vào làm dâu vua Chiêm, bà được theo hầu. Những ngày sống ở Chiêm thành bà thấy dân ở đây đan gùi để gùi hàng trên vai rất tiện.. Trở về quê, bà đem nghề đan gùi cải tiến thành đan thành dành dùng đựng thóc, ngâm giống rất tiện lợi. Lúc đầu chỉ có dân làng dùng, sau nhiều người ưa chuộng tìm đến mua, từ đó làng có tên là làng Dành. Từ làng Dành nghề đan dành được truyền sang làng Moi(Phong xá), hàng được bán khắp nơi.

Sau khi bà mất dân làng Dành (An ninh) và làng Moi(Phong xá) huyện Quỳnh phụ lập đền thờ bà. Bà còn được thờ cùng Huyền trân công chúa ở làng Vân đài, xã Chí hoà. Bà được phong Đại vương.

Tổ nghề dệt chiếu


Trạng nguyên Phạm đôn lễ người làng Hải triều - tổng Thanh triều (nay thuộc xã Tân lễ, huyện Hưng hà) . Năm 1484 ông dẫn đầu đoàn sứ bộ Đại việt sang nhà Minh. Đi đến châu Quế lâm, thấy ở đây dân có nghề dệt chiếu đẹp, nhanh hơn ở quê, ông đã tìm cách học bí quyết của nghề. Khi về nước ông đem những hiểu biết của mình dạy dân cải tiến khung dệt, nhuộm sợi, chẻ cói, xé đay... Chiếu Hới được cải tiến dệt nhanh, bền, đẹp nên được nhiều người ưa chuộng. Hàng bán chạy, dân no đủ.. Dân làng Hới lập đền thờ, coi ông là tổ của nghề dệt chiếu. Đền ấy đến nay vẫn còn, vẫn tổ chức hội trình nghề hàng năm - trong lễ hội có trưng bày các loại chiếu.

Tổ nghề gai vó


Vó Vạn đồn ( Thuỵ hồng) nổi tiếng đã đi vào tục ngữ, ca dao " gà Tò, lợn Tó, vó Vạn đồn" nhưng Vạn đồn không thờ tổ nghề gai vó. Bà Nhất nương họ Nguyễn con gái làng Vạn đồn về làm dâu họ Phạm phúc ( năm 1550) ở làng Nang ( Nam huân, Kiến xương) đã đem nghề gai vó truyền dạy cho dân làng Nam huân. Nghề đan vó, lưới.. rất phát đạt, hàng được bán đi nhiều nơi trong nước, ra cả nước ngoài, nhờ đó dân làng Nam huân no đủ... Sau khi bà mất, dân làng xây mộ đá ( rộng gần 100 m2) lập đền thờ bà, coi bà là tổ nghề gai vó.

Tổ nghề gầu gai


Ông tên là Phạm sinh, cũng có tên là Phạm tú châu, quê làng Giai (Thanh trai, Minh lãng). Ông được điều vào quân đi Thanh Nghệ đánh nhau với quân của Lê duy mật. Ông có sáng kiến dùng mèo làm kế hoả công (nên có biệt danh là Quận mèo), rồi lại dùng gầu tát nước dập lửa. Qua chiến trận, ông lấy nứa đan gầu, lấy vầu làm lưỡi gầu luồn dây để hai người cùng tát vừa nhẹ nhàng vừa được nhiều nước. Gầu gai là công cụ chủ yếu của người nông dân trong mùa vụ. Sau chiến thắng, ông được phong "Phấn dũng tướng quân". Ông không tiếp tục con đường binh nghiệp mà xin về quê. Ông đem nghề đan gầu dạy cho dân làng. Gầu làng Giai trở thành tên gọi và nổi tiếng. Khi ông mất dân làng Giai lập đền thờ ông. Đền đến nay đã bị phá nhưng dân gian vẫn nhớ về ông.

Tổ nghề kim hoàn


Nguyễn kim lâu vốn xuất thân từ nghề "bổ trữ đồng oa" tức hàn xong nồi, lên châu Bảo long học được nghề kim hoàn. Về làng ông mở xưởng dạy nghề cho dân làng Đồng xâm, sau nghề phát triển ra cả tổng Đường thâm nhưng cái tên Đồng xâm quá nổi tiếng nên người ta đều gọi là Đồng xâm. Nghề kim hoàn Đồng xâm nổi tiếng về sự tinh xảo. Từ Đồng xâm - Thái bình, nghề được truyền và mở những cơ sở sản xuất ở cácc thành phố lớn trong nước, thợ kim hoàn Đồng xâm cũng đi khắp nước làm nghề. Nhớ công ơn ông, sau khi ông mất dân làng Đồng xâm lập đền thờ, khắc bia đá để ghi công. Ông cũng được coi là tổ nghề kim hoàn của Việt nam.

Tổ nghề biểu diễn


Giới sân khấu suy tôn bẩy tổ nghề trên vùng đất Thái bình nay xác định có ba tổ nghề, đó là các ông Đào văn só, Đặng hồng lân và bà Đào nương. Các làng chèo nổi tiếng của Thái bình xưa ( Khuốc, Hà xá, Sáo đền) đều lập bài vị thờ hai ông Đặng hồng lân và Đào văn só. Bà Đào nương được thờ ở đền Bách thần, phủ Thái bình , nay là thị trấn Châu giang nhưng đền đã bị phá. Bà được dân làng Hoàng quan xã Đông phong thờ làm thành hoàng. Sắc phong thần cho bà của vua Lê cảnh hưng ghi rõ xuất xứ của bà "cầm bà thi nữ" ( người con gái đẹp, giỏi đàn hát). Bà được sắc phong là thượng đẳng thần, đền thờ bà mới được tu sửa

COMMENTS

Tên

Discoveries,44,Documents,27,Entertainment,24,Funny,12,Health,19,Hưng Hà Thái Bình,16,IELTS,4,Memories,82,Review,7,Securities,4,Stories,58,Studies,102,Technology,45,thpt hưng nhân,10,Tips,59,videos,31,
ltr
item
Lê-Huynh.Vn: Các làng nghề truyền thống tại Thái Bình
Các làng nghề truyền thống tại Thái Bình
https://i.imgur.com/TLbfA6d.jpg
Lê-Huynh.Vn
https://www.xn--l-huynh-jya.vn/2012/01/cac-lang-nghe-truyen-thong-tai-thai-binh.html
https://www.xn--l-huynh-jya.vn/
https://www.xn--l-huynh-jya.vn/
https://www.xn--l-huynh-jya.vn/2012/01/cac-lang-nghe-truyen-thong-tai-thai-binh.html
true
1538767260075411593
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Readmore Reply Cancel reply Delete By Home PAGES POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU LABEL ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content