Bát Nàn Tướng Quân (Vũ Thị Thục) (Đinh Sửu 17 – Quí Mão 43) Theo truyền thuyết và thần tích làng Tiên La, huyện Duyên Hà, tỉnh Thái Bình, cù...
Bát Nàn Tướng Quân (Vũ Thị Thục) (Đinh Sửu 17 – Quí Mão 43)
Theo truyền thuyết và thần tích làng Tiên La, huyện Duyên Hà, tỉnh Thái Bình, cùng thần tích thờ miếu ở xã Phượng Lâu, huyện Phù Ninh, nay thuộc Vĩnh Phú (thần tích do danh thần thời hậu lê là Hàn Lâm đại học sĩ Nguyễn Bính phụng soạn): Bát Nạn công chúa là vị anh hùng như thời Trưng Vương, Bà Vốn là con của Võ Công Chất và Hoàng Thị Mầu. Thân phụ bà là hào trưởng ở Phượng Lâu khi bà chào đời cha mẹ đặt tên là thục. Về sau bà nổi tiếng tài sắc, tục gọi là Thục nương. Bà có chồng là Phạm Danh Hương (có sách chép là vị Lạc hầu Trương Quán) quê ở Đức Bác (tức Liệp Trang, huyện Lập Thạch). Vợ chồng bà đều có lòng yêu nước, ngầm lo việc cứu nước giúp dân.
Bấy giờ có tên hào mục là Trần căm tức vì không cưới được Thục nương có ý “làm phản”, nên bắt giết đi.
Năm Kỉ Hợi 39, khi Đặng Thi Sánh bị giết ở Châu Diên, thì chồng bà cũng bị giết ở Duyên Hà. Quân Tô Định vây dinh trại, chồng bà bị hại, nửa đêm bà cầm dao sông đao, mở đường máu chạy đến làng Tiên La, vào chùa ẩn thân. Từ ấy, nặng nợ nước thù nhà bà quyết chí báo phục, đêm ngày chiêu tập hào kiệt dựng cờ khởi nghĩa. Năm Canh tí 40, tháng 3, Hai Bà Trưng lãnh đạo quân dân toàn quận phát động cuộc khởi nghĩa. Bà theo giúp cùng với nữ tướng Lê Chân thống lãnh quân tiên phong. Cứu quốc thành công, nước nhà độc lập, Trưng vương phong bà làm Bát Nạn đại tướng quân Trinh thục công chúa. Bà từ chối tước lộc, chỉ xin đem đầu giặc tế chồng một tuần. Tế xong, bà cởi bỏ nhung trang trở lại chùa làng Tiên La. Nhưng chẳng bao lâu nghe tin Mã Viện kéo binh sang, bà dấn chân cứu nước lần nữa. Chị em Trưng vương tuẫn quốc trong ngày 6 tháng 2, bà cũng tử tiết trong ngày 16 tháng 3 năm Quí mão 43.
TRẦN THỦ ĐỘ.
Trần Thủ Độ (1194-1264), là thái sư đầu triều nhà Trần, người có công sáng lập và là người thực tế nắm quyền lãnh đạo đất nước những năm đầu triều Trần, khoảng gần 40 năm, từ 1226 đến 1264. Trần Thủ Độ sinh tại làng Lưu Xá, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, Việt Nam. Đánh giá về Trần Thủ Độ, có nhiều luồng dư luận trái chiều, ông là người có công sáng lập nhà Trần, ý kiến khác lại cho rằng ông là người đáng chê trách khi giết hại vua nhà Lý.
TRẦN THỊ DUNG - NỮ TƯỚNG HẬU CẦN ĐỜI NHÀ TRẦN.
Trần Thị Dung (?-1259) tên tục là Trần Thị Ngừ, con gái Trần Lý, là dòng họ có thế lực ở vùng đất Lưu Gia, Hải Ấp lúc bấy giờ (nay là xã Lưu Xá, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình).
Là hoàng hậu cuối cùng của nhà Lý, vợ vua Lý Huệ Tông, mẹ nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Việt Nam là Lý Chiêu Hoàng.
Sau khi Lý Huệ Tông mất, bà trở thành vợ thái sư Trần Thủ Độ.
AN SINH VƯƠNG TRẦN LIỄU.
Trần Liễu (1211-1251) là anh của Trần Thái Tông (vua đầu tiên của nhà Trần, Việt Nam) và là CHA của anh hùng dân tộc Việt Nam, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn. Ông sinh năm Canh Ngọ, niên hiệu Trị Bình Long Ứng thứ 6 (1210) tại phủ đệ Tinh Cương, phủ Long Hưng (Nay là xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình)
Tháng 8 âm lịch năm 1228, ông được em trai là vua Trần Thái Tông cho làm thái úy. Đến tháng 8 âm lịch năm 1234 làm phụ chính cho vua.
HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG - TRẦN QUỐC TUẤN.
Trần Hưng Đạo (1232 - 1300), còn được gọi là Hưng Đạo Vương, tên thật là Trần Quốc Tuấn là nhà chính trị, nhà quân sự kiệt xuất, và là nhà văn Việt Nam thời Trần.
Trần Hưng Đạo là con trai của An Sinh vương Trần Liễu, gọi vua Trần Thái Tông bằng chú ruột, và Công chúa Thụy Bà (chị ruột của vua Trần Thái Tông, và là cô ruột Trần Quốc Tuấn) là mẹ nuôi của ông. Nguyên quán ông ở xã Tiến Đức, Hưng Hà, Thái Bình.
Ông là người có “dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người”, và nhờ “được những người tài giỏi đến giảng dạy” mà ông sớm trở thành người “đọc thông hiểu rộng, có tài văn võ”
Vì nước, quên thù nhà.
Không tham chức, biết gạt bỏ hiềm khích riêng.
Khéo tiến cử người tài giỏi, kính cẩn giữ tiết làm tôi.
Bị chọc vào đầu đến chảy máu, sắc mặt vẫn không thay đổi.
NGUYỄN THỊ LỘ - LỄ NGHI HỌC SĨ.
Nguyễn Thị Lộ (sinh 1400 hoặc 1390 - mất 1442), là vợ thứ của Nguyễn Trãi và là một nữ quan nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Tên tuổi bà từ lâu đã gắn liền với vụ thảm án Lệ Chi Viên xảy ra vào năm Nhâm Tuất (1442), dẫn đến cái chết của vợ chồng bà và cái án tru di tam tộc cho dòng họ.
Quê làng Hải Triều (còn gọi là Hải Hồ) tục gọi làng Hới, tổng Thanh Triều, huyện Ngự Thiên, phủ Tân Hưng (nay thuộc xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà).
PHẠM ĐÔN LỄ - ÔNG TỔ NGHỀ DỆT CHIẾU.
Phạm Đôn Lễ (1457 - ?), tự là Lư Khanh, quê làng Hải Triều (làng Hới) huyện Hưng Nhân (nay là xã Tân Lễ huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình), đỗ Trạng nguyên (Tam nguyên) khoa Tân Mùi (1481), niên hiệu Hồng Đức 12, đời vua Lê Thánh Tông, còn gọi là Trạng Chiếu hay Tam nguyên Đôn Lễ.
Ông đã đem các kỹ thuật dệt chiếu tiên tiến mà ông học được ở Quế Lâm tỉnh Quảng Tây Trung Quốc, về truyền bá cho dân làng Hải Triều và dân các làng miền duyên hải trấn Sơn Nam Hạ.
LÊ QUÝ ĐÔN.
Lê Quý Đôn (1726 - 1784), tên thật Lê Danh Phương, là quan thời Lê trung hưng - chúa Trịnh, ông đồng thời cũng là một nhà khoa học trong nhiều lĩnh vực.
Ông sinh ngày 5 tháng 7 năm Bính Ngọ, niên hiệu Bảo Thái (Lê Dụ Tông) thứ 7 (tức 2 tháng 8 năm 1726), quê tại làng Diên Hà, trấn Sơn Nam Hạ, nay là thôn Đồng Phú, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình và mất ngày 14 tháng 4 năm Giáp Thìn niên hiệu Cảnh Hưng thứ 45 (tức 11 tháng 6 năm 1784).
NGUYỄN VĂN CẨM.
Kỳ Đồng tên thật là Nguyễn Văn Cẩm (1875 - 1929), người làng Trung Lập (theo cuốn Danh nhân Thái Bình thì quê ông là làng Ngọc Đình), phủ Tiên Hưng, tỉnh Hưng Yên, nay là xã Văn Cẩm huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình.
Ông vốn có tư chất thông minh từ nhỏ lại được cha, là nhà nho giỏi, dạy dỗ. Ông được chính phủ Pháp cấp học bổng sang học Trường trung học Alger, tốt nghiệp tú tài khoa học và văn chương. Ông có lẽ là Người Việt đầu tiên đỗ tú tài Pháp.
Kỳ Đồng có nghĩa là (Đứa trẻ kỳ tài) là tên gọi được vua Tự Đức sắc phong cho cùng với sớ "Tên này còn ít tuổi, chưa thể dùng được, nay giao tỉnh thần Hưng Yên dạy bảo, để khi lớn lên, nhà nước sẽ dùng."
----
Nguồn: Sưu tầm
Theo truyền thuyết và thần tích làng Tiên La, huyện Duyên Hà, tỉnh Thái Bình, cùng thần tích thờ miếu ở xã Phượng Lâu, huyện Phù Ninh, nay thuộc Vĩnh Phú (thần tích do danh thần thời hậu lê là Hàn Lâm đại học sĩ Nguyễn Bính phụng soạn): Bát Nạn công chúa là vị anh hùng như thời Trưng Vương, Bà Vốn là con của Võ Công Chất và Hoàng Thị Mầu. Thân phụ bà là hào trưởng ở Phượng Lâu khi bà chào đời cha mẹ đặt tên là thục. Về sau bà nổi tiếng tài sắc, tục gọi là Thục nương. Bà có chồng là Phạm Danh Hương (có sách chép là vị Lạc hầu Trương Quán) quê ở Đức Bác (tức Liệp Trang, huyện Lập Thạch). Vợ chồng bà đều có lòng yêu nước, ngầm lo việc cứu nước giúp dân.
Bấy giờ có tên hào mục là Trần căm tức vì không cưới được Thục nương có ý “làm phản”, nên bắt giết đi.
Năm Kỉ Hợi 39, khi Đặng Thi Sánh bị giết ở Châu Diên, thì chồng bà cũng bị giết ở Duyên Hà. Quân Tô Định vây dinh trại, chồng bà bị hại, nửa đêm bà cầm dao sông đao, mở đường máu chạy đến làng Tiên La, vào chùa ẩn thân. Từ ấy, nặng nợ nước thù nhà bà quyết chí báo phục, đêm ngày chiêu tập hào kiệt dựng cờ khởi nghĩa. Năm Canh tí 40, tháng 3, Hai Bà Trưng lãnh đạo quân dân toàn quận phát động cuộc khởi nghĩa. Bà theo giúp cùng với nữ tướng Lê Chân thống lãnh quân tiên phong. Cứu quốc thành công, nước nhà độc lập, Trưng vương phong bà làm Bát Nạn đại tướng quân Trinh thục công chúa. Bà từ chối tước lộc, chỉ xin đem đầu giặc tế chồng một tuần. Tế xong, bà cởi bỏ nhung trang trở lại chùa làng Tiên La. Nhưng chẳng bao lâu nghe tin Mã Viện kéo binh sang, bà dấn chân cứu nước lần nữa. Chị em Trưng vương tuẫn quốc trong ngày 6 tháng 2, bà cũng tử tiết trong ngày 16 tháng 3 năm Quí mão 43.
TRẦN THỦ ĐỘ.
Trần Thủ Độ (1194-1264), là thái sư đầu triều nhà Trần, người có công sáng lập và là người thực tế nắm quyền lãnh đạo đất nước những năm đầu triều Trần, khoảng gần 40 năm, từ 1226 đến 1264. Trần Thủ Độ sinh tại làng Lưu Xá, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, Việt Nam. Đánh giá về Trần Thủ Độ, có nhiều luồng dư luận trái chiều, ông là người có công sáng lập nhà Trần, ý kiến khác lại cho rằng ông là người đáng chê trách khi giết hại vua nhà Lý.
![]() |
Đền trần tại xã Tiến Đức |
TRẦN THỊ DUNG - NỮ TƯỚNG HẬU CẦN ĐỜI NHÀ TRẦN.
Trần Thị Dung (?-1259) tên tục là Trần Thị Ngừ, con gái Trần Lý, là dòng họ có thế lực ở vùng đất Lưu Gia, Hải Ấp lúc bấy giờ (nay là xã Lưu Xá, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình).
Là hoàng hậu cuối cùng của nhà Lý, vợ vua Lý Huệ Tông, mẹ nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Việt Nam là Lý Chiêu Hoàng.
Sau khi Lý Huệ Tông mất, bà trở thành vợ thái sư Trần Thủ Độ.
AN SINH VƯƠNG TRẦN LIỄU.
Trần Liễu (1211-1251) là anh của Trần Thái Tông (vua đầu tiên của nhà Trần, Việt Nam) và là CHA của anh hùng dân tộc Việt Nam, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn. Ông sinh năm Canh Ngọ, niên hiệu Trị Bình Long Ứng thứ 6 (1210) tại phủ đệ Tinh Cương, phủ Long Hưng (Nay là xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình)
Tháng 8 âm lịch năm 1228, ông được em trai là vua Trần Thái Tông cho làm thái úy. Đến tháng 8 âm lịch năm 1234 làm phụ chính cho vua.
HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG - TRẦN QUỐC TUẤN.
Trần Hưng Đạo (1232 - 1300), còn được gọi là Hưng Đạo Vương, tên thật là Trần Quốc Tuấn là nhà chính trị, nhà quân sự kiệt xuất, và là nhà văn Việt Nam thời Trần.
Trần Hưng Đạo là con trai của An Sinh vương Trần Liễu, gọi vua Trần Thái Tông bằng chú ruột, và Công chúa Thụy Bà (chị ruột của vua Trần Thái Tông, và là cô ruột Trần Quốc Tuấn) là mẹ nuôi của ông. Nguyên quán ông ở xã Tiến Đức, Hưng Hà, Thái Bình.
Ông là người có “dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người”, và nhờ “được những người tài giỏi đến giảng dạy” mà ông sớm trở thành người “đọc thông hiểu rộng, có tài văn võ”
Vì nước, quên thù nhà.
Không tham chức, biết gạt bỏ hiềm khích riêng.
Khéo tiến cử người tài giỏi, kính cẩn giữ tiết làm tôi.
Bị chọc vào đầu đến chảy máu, sắc mặt vẫn không thay đổi.
NGUYỄN THỊ LỘ - LỄ NGHI HỌC SĨ.
Nguyễn Thị Lộ (sinh 1400 hoặc 1390 - mất 1442), là vợ thứ của Nguyễn Trãi và là một nữ quan nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Tên tuổi bà từ lâu đã gắn liền với vụ thảm án Lệ Chi Viên xảy ra vào năm Nhâm Tuất (1442), dẫn đến cái chết của vợ chồng bà và cái án tru di tam tộc cho dòng họ.
Quê làng Hải Triều (còn gọi là Hải Hồ) tục gọi làng Hới, tổng Thanh Triều, huyện Ngự Thiên, phủ Tân Hưng (nay thuộc xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà).
PHẠM ĐÔN LỄ - ÔNG TỔ NGHỀ DỆT CHIẾU.
Phạm Đôn Lễ (1457 - ?), tự là Lư Khanh, quê làng Hải Triều (làng Hới) huyện Hưng Nhân (nay là xã Tân Lễ huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình), đỗ Trạng nguyên (Tam nguyên) khoa Tân Mùi (1481), niên hiệu Hồng Đức 12, đời vua Lê Thánh Tông, còn gọi là Trạng Chiếu hay Tam nguyên Đôn Lễ.
Ông đã đem các kỹ thuật dệt chiếu tiên tiến mà ông học được ở Quế Lâm tỉnh Quảng Tây Trung Quốc, về truyền bá cho dân làng Hải Triều và dân các làng miền duyên hải trấn Sơn Nam Hạ.
LÊ QUÝ ĐÔN.
Lê Quý Đôn (1726 - 1784), tên thật Lê Danh Phương, là quan thời Lê trung hưng - chúa Trịnh, ông đồng thời cũng là một nhà khoa học trong nhiều lĩnh vực.
Ông sinh ngày 5 tháng 7 năm Bính Ngọ, niên hiệu Bảo Thái (Lê Dụ Tông) thứ 7 (tức 2 tháng 8 năm 1726), quê tại làng Diên Hà, trấn Sơn Nam Hạ, nay là thôn Đồng Phú, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình và mất ngày 14 tháng 4 năm Giáp Thìn niên hiệu Cảnh Hưng thứ 45 (tức 11 tháng 6 năm 1784).
NGUYỄN VĂN CẨM.
Kỳ Đồng tên thật là Nguyễn Văn Cẩm (1875 - 1929), người làng Trung Lập (theo cuốn Danh nhân Thái Bình thì quê ông là làng Ngọc Đình), phủ Tiên Hưng, tỉnh Hưng Yên, nay là xã Văn Cẩm huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình.
Ông vốn có tư chất thông minh từ nhỏ lại được cha, là nhà nho giỏi, dạy dỗ. Ông được chính phủ Pháp cấp học bổng sang học Trường trung học Alger, tốt nghiệp tú tài khoa học và văn chương. Ông có lẽ là Người Việt đầu tiên đỗ tú tài Pháp.
Kỳ Đồng có nghĩa là (Đứa trẻ kỳ tài) là tên gọi được vua Tự Đức sắc phong cho cùng với sớ "Tên này còn ít tuổi, chưa thể dùng được, nay giao tỉnh thần Hưng Yên dạy bảo, để khi lớn lên, nhà nước sẽ dùng."
----
Nguồn: Sưu tầm
COMMENTS