Đề cương chi tiết tư tưởng Hồ Chí Minh - ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Câu 1: Trình bày khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh Để trả lời cho câu hỏi tư tưởng Hồ Chí Minh là gì với tinh thần tìm ra một hệ thống quan...


Câu 1: Trình bày khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh


Để trả lời cho câu hỏi tư tưởng Hồ Chí Minh là gì với tinh thần tìm ra một hệ thống quan điểm, quan niệm về con đường CMVN được xây dựng trên nền tảng của một lý luận khoa học và cách mạng là chủ nghĩa Mác-Lênin, những năm qua nhiều công trình nghiên cức khoa học, phát biểu của các lãnh tụ Đảng và Nhà nước, nhiều nhà nghiên cứu trong nước ta, nêu lên những định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhằm định hướng cho các nhà khoa học đi tìm câu trả lời tư tưởng Hồ Chí Minh, tại Đại hội lần thứ IX (4/2001) của Đảng, một lần nữa Đảng đưa ra khái niệm: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của CMVN, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại… tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta”. Trên cơ sở định hướng trên, theo kết quả nghiên cứu đạt được trong những năm qua có thể bước đầu định nghĩa về tư tưởng Hồ Chí Minh như sau: Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của CMVN, từ CM dân tộc dân chủ nhân dân đến CMXH chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm nhiều lĩnh vực, trong đó có những tư tưởng chủ yếu: • Tư tưởng về dân tộc và CM giải phóng dân tộc. • Tư tưởng về CNXH và con đường quá độ đi lên CNXH. • Tư tưởng về Đảng CSVN. • Tư tưởng về đại đoàn kết dân tộc. • Tư tưởng về quân sự. • Tư tưởng về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân.






Câu 2: trình bày bối cảnh lịch sử xã hôi cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX tác động đến quá trình hình thành tư tưởng Hồ chí Minh






Trả lời: Hoàn cảnh VN: Trước khi Pháp xâm lược, nước ta là một nước phong kiến, kinh tế nông nghiệp lạc hậu, chính quyền phong kiến suy tàn, bạc nhược khiến nước ta không phát huy được những lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên, trí tuệ, không tạo đủ sức mạnh chiến thắng sự xâm lược của thực dân Pháp.






Từ giữa 1958 từ một nước phong kiến độc lập, VN bị xâm lược trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Với truyền thống yêu nước anh dũng chống ngoại xâm, các cuộc khởi nghĩa của dân ta nổ ra liên tiếp, rầm rộ nhưng đều thất bại. Các phong trào chống Pháp diễn ra qua 2 giai đoạn: Từ 1858 đến cuối Thế kỷ 19, các phong trào yêu nước chống Pháp diễn ra dưới dự dẫn dắt của ý thức hệ Phong kiến nhưng đều không thành công: như Trương Định, Đồ Chiểu, Thủ Khoa Huân. Nguyễn Trung Trực (Nam Bộ); Tôn Thất Thuyết, Phan Đình Phùng, Trần Tấn, Đặng Như Mai, Nguyễn Xuân Ôn (Trung Bộ); Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Quy Binh, Hoàng Hoa Thám (Bắc Bộ). Sang đầu thế kỷ 20, xã hội VN có sự phân hóa sâu sắc: giai cấp CN, Tư sản dân tộc, tiểu tư sản ra đời, các cuộc cải cách dân chủ tư sản ở Trung Quốc của Khang Hiểu Vi, La Khải Siêu (dưới hình thức Tân Thư, Tân Sinh) tác động vào Việt Nam làm cho phong trào yêu nước chống Pháp chuyển dần sang xu hướng dân chủ tư sản gắn với phong trào Đông Du, Việt Nam Quang Phục Hội của Phan Bội Châu, Đông Kinh Nghĩa Thục của Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Duy Tân của Phan Chu Trinh,… do các sĩ phu phong kiến lãnh đạo nhưng do bất cập với xu thế lịch sử nên đều thất bại.






Trước bế tắc của Cách Mạng Việt Nam và bối cảnh thế giới đó, Nguyễn Tất Thành tìm đường cứu nước, từng bước hình thành tư tưởng của mình, đáp ứng những đòi hỏi bức xúc của dân tộc và thời đại. Tình hình thế giới: Giữa thế kỷ 19, Chủ nghĩa Tư bản từ tự do cạnh tranh đã phát triển sang giai đoạn tư bản độc quyền (Đế quốc Chủ Nghĩa), xâm lược nhiều thuộc địa (10 Đế quốc lớn Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan... Bên cạnh mâu thuẫn vốn có là mâu thuẫn giữa Tư sản và Vô sản, làm nảy sinh mâu thuẫn mới là mâu thuẫn giữa các nuớc thuộc địa và các nước Chủ nghĩa Đế quốc, phong trào giải phóng dân tộc dâng lên mạnh mẽ nhưng chưa ở đâu giành được thắng lợi. Chủ Nghĩa Tư bản phát triển không đều, một số nước Tư bản gây chiến tranh chia lại thuộc địa làm đại chiến Thế giới 1 nổ ra, Chủ Nghĩa Đế Quốc suy yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho Cách Mạng Tháng 10 nổ ra và thành công năm 1917, mở ra cho nhân loại con đường mới để giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc. và Nguyễn Ái Quốc đã nhanh chóng đưa con đường CMVN đi theo con đường cách mạng vô sản mà cuộc CM Tháng 10 Nga đã vạch ra. Người khẳng định “ Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không còn con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.










Điều đó được khẳng định rõ hơn khi người đọc bản luận cương của Lenin về vấn đề dân tộc và thuộc địa năm 1920.






Năm 1920, tại đại hội Tua người tham ra sáng lập đảng cộng sản Pháp. Sự kiện này đã đánh dấu cuộc đời hoạt động cách mạng người từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mac-Lenin.






Câu 3: Trình bày sự ảnh hưởng của truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại đối với sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh






Trả Lời: Ảnh hưởng của truyền thống văn hoá dân tộc Việt Nam: Hồ Chí Minh là một trong những người con ưu tú của dân tộc. Trong mấy nghìn năm phát triển của lịch sử, dân tộc Việt Nam đã tạo ra anh hùng thời đại – HCM người anh hùng dân tộc. Tư tưởng HCM, trước hết bắt nguồn từ truyền thống của dân tộc, là sự kế thừa và phát triển các giá trị văn hoá dân tộc. Trong đó chú ý đến các giá trị tiêu biểu:






Chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng nước và giữ nước đã hình thành cho dân tộc Việt Nam các giá trị truyền thống phong phú, bền vững. Đó là ý thức về chủ quyền quốc gia dân tộc, tự lực, tự cường, yêu nước…tạo động lực mạnh mẽ của đất nước.






Tinh thần nhân nghĩa và truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái trong khó khăn, hoạn nạn.






Truyền thống lạc quan yêu đời, niềm tin vào chính mình, tin vào sự tất thắng của chân lý và chính nghĩa dù phải vượt qua muôn ngàn khó khăn, gian khổ.






Truyền thống cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo, ham học hỏi, mở rộng cửa đón nhận tinh hoa văn hoá bên ngoài làm giàu cho văn hoá Việt Nam. Chính nhờ tiếp thu truyền thống của dân tộc mà HCM đã tìm thấy con đường đi cho dân tộc. “Lúc đầu chính là chủ nghĩa yêu nước chứ chưa phải là chủ nghĩa cộng sản đã giúp tôi tin theo Lênin và đi theo Quốc tế III.”






Ảnh hưởng của tinh hoa văn hoá nhân loại: Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, HCM đã được trang bị và hấp thụ nền Quốc học và Hán học khá vững vàng, chắc chắn. Trên hành trình cứu nước, Người đã tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, vốn sống, vốn kinh nghiệm để làm giàu tri thức của mình và phục vụ cho cách mạng VN






Câu 4: Trình bày Những ảnh hưởng của giá trị văn hóa phương đông dẫn đến việc hình thành tư tưởng HCM






Trả lời ’: Văn hoá phương Đông: Người đã tiếp thu tư tưởng của Nho giáo, Phật giáo, và tư tưởng tiến bộ khác của văn hoá phương Đông.






Nho giáo nói chung và Khổng giáo nói riêng là khoa học về đạo đức và phép ứng xử, tư tưởng triết lý hành động, lý tưởng về một xã hội bình trị. Đặc biệt Nho giáo đề cao văn hoá, lễ giáo và tạo ra truyền thống hiếu học trong dân. Đây là tư tưởng tiến bộ hơn hẳn so với các học thuyết cổ đại. Tuy nhiên, HCM cũng phê phán Nho giáo có tư tưởng tiêu cực như bảo vệ chế độ phong kiến, phân chia đẳng cấp – quân tử và tiểu nhân, trọng nam khinh nữ, chỉ đề cao nghề đọc sách. HCM đã chịu ảnh hưởng của Nho giáo rất nhiều dựa trên nền tảng chủ nghĩa yêu nước VN.






Phật giáo vào VN từ sớm và có ảnh hưởng rất mạnh đối với VN. Phật giáo có tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái. Phật giáo có tư tưởng bình đẳng, dân chủ hơn so với Nho giáo. Phật giáo cũng đề cao nếp sống đạo đức, trong sạch, chăm làm điều thiện, coi trọng lao động. Phật giáo vào VN kết hợp với chủ nghĩa yêu nước sống gắn bó với dân, hoà vào cộng đồng chống kẻ thù chung của dân tộc là chủ nghĩa thực dân.






Tư tưởng dân chủ tiến bộ như chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn có ảnh hưởng đến tư tưởng HCM, vì Người tìm thấy những điều phù hợp với điều kiện của cách mạng nước ta. HCM là nhà mác-xít tỉnh táo và sáng suốt, biết khai thác những yếu tố tích cực của tư tưởng văn hoá phương Đông để phục vụ cho sự nghiệp của cách mạng Việt Nam.


Câu 5: Trình bày những ảnh hưởng của giá trị văn hóa phương tây dẫn đến việc hình thành tư tưởng Hồ Chi Minh


Trả lời: Văn hoá phương Tây: Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng sâu rộng của nền văn hoá dân chủ và cách mạng phương Tây như: tư tưởng tự do, bình đẳng trong Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Đại cách mạng Pháp 1791, tư tưởng dân chủ, về quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc trong Tuyên ngôn độc lập của Mỹ 1776. Trước khi ra nước ngoài, Bác đã nghe thấy ba từ Pháp: tự do, bình đẳng, bác ái. Lần đầu sang Pháp Hồ Chí Minh đã thể hiện bản lĩnh, nhân cách phẩm chất cao thượng, tư duy độc lập tự chủ. Người đã nhìn thấy mặt trái của “lý tưởng” tự do, bình đẳng, bác ái. Người cũng tiếp thu tư tưởng của những nhà Khai sáng Pháp

Đạo công giáo là tôn giáo lớn của phương Tây, Hồ Chí Minh quan niệm Tôn giáo là văn hoá. Điểm tích cực nhất của Thiên chúa giáo là lòng nhân ái. Hồ Chí Minh tiếp thu có chọn lọc tư tưởng văn hoá Đông - Tây để phục vụ cho cách mạng Việt Nam. Người dẫn lời của Lênin: “Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu hái được những hiểu biết quý báu của các đời trước để lại.”



Câu 6: Tại sao khẳng định: chủ nghĩa Mac-lenin là thế giới quan, phương pháp luận quan trọng, quyết định đến quá trình hình thành và phát triển TTHCM.



Trả lời: Chủ nghĩa Mác-Lênin là nhân tố ảnh hưởng và tác động quyết định đến quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh: Đó là cơ sở hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học của Hồ Chí Minh, nhờ đó mà Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh đã có bước phát triển về chất từ một người yêu nước trở thành một chiến sĩ cộng sản lỗi lạc, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn. Chính trên cơ sở của lý luận Mác-Lênin đã giúp Người tiếp thu và chuyển hoá những nhân tố tích cực, những giá trị và tinh hoa văn hoá của dân tộc và của nhân loại để tạo nên tư tưởng của mình phù hợp với xu thế vận động của lịch sử. Vì vậy, trong quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh thì chủ nghĩa Mác-Lênin có vai trò to lớn, là cơ sở, nguồn gốc chủ yếu nhất.


Chủ nghĩa Mac- lenin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của TTHCM, là nguồn gốc lý luận trực tiếp, quyết định bản chất tư tưởng HCM, đồng thời tư tưởng góp phần làm phong phú them chủ nghĩa Mac-Lênin ở mọi thời đại các dân tộc bị áp bức vùng lên dành độc lập, tự do.



HCM tự hoàn thiện vốn văn hóa, chính trị, vốn sống thực tiễn phong phú, nhờ đó người đã tiếp thu chủ nghĩa Mac-Lenin như một lẽ tự nhiên, “tất yếu của quy luật”. chủ nghĩa Mac-Lenin là bộ phận văn hóa đặc sắc nhất của nhân loại: tinh túy nhất, cách mạng nhất, triệt để nhấ. Quan điểm của Mác là mọi cái đều có thể trở thành hiện thực trong những điều kiện nhất định. Với tất cả điều kiện tự nhiên,xã hội của nó qua các thời kỳ đều trỏ thành khả năng của lịch sử.



Người đến với chủ nghĩa M-L là tìm ra con đường giải phóng dân tộc. từ chủ nghĩa yêu nước người đến với CNMLN và tin theo Lenin, người hồi tưởng “khi ấy ngồi một mình trong phòng một mình mà tự nói to lên như đang đứng trước đông đảo quần chúng: hỡi đồng bào bị đày đọa đau khổ, đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng cho chúng ta”. Người đến với chủ nghĩa M-L là nhờ bản lĩnh vững vàng và nâng cao khả năng độc lập, tự chủ và sáng tạo nhằm tìm ra con đường GPDT từ nhu cầu thực tiễn của dân tộc Việt Nam, người vận dụng CNMLN theo phương pháp Mác - xít và theo tinh thsanf phương đông, không sách vở, kinh viện, không tìm kết luận sẵn có mà tự tìm ra giải pháp riêng, cụ thể riêng cho CMVN.

Như vậy, chủ nghĩa Mác - Lê-nin là một nguồn gốc - nguồn gốc chủ yếu nhất, của tư tưởng Hồ Chí Minh, là một bộ phận hữu cơ - bộ phận cơ sở, nền tảng của tư tưởng Hồ Chí Minh. Không thể đặt tư tưởng Hồ Chí Minh ra ngoài hệ tư tưởng Mác - Lê-nin, hay nói cách khác, không thể tách tư tưởng Hồ Chí Minh khỏi nền tảng của nó là chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Cho nên, có thể nói, ở Việt Nam, giương cao tư tưởng Hồ Chí Minh cũng là giương cao chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Muốn bảo vệ và quán triệt chủ nghĩa Mác - Lê-nin một cách có hiệu quả, phải bảo vệ, quán triệt và giương cao tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là lịch sử mà cũng là lô-gíc của vấn đề. Nó giúp chỉ ra sai lầm của quan niệm đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lê-nin.


Câu 7: Trình bày giai đoạn hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng CM của HCM (1890-1911)

Trả lời: Nguyễn Sinh Cung sinh ra trong gia đình Nho học ở Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An, một vùng đất giàu truyền thống yêu nước. Thời kỳ đầu hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cách mạng. người tiếp thu truyền thống dân tộc, hấp thụ vốn văn hoá Quốc học và Hán học, tinh thần bất khuất của các phong trào đấu tranh chống Pháp, cách đối nhân xử thế nhân nghĩa, khí khái, thủy chungcuar những người thân, và các nhà nho yêu nước, được học những kiến thức về tự nhiên xã hội, Người đã chứng kiến cảnh lầm than của đồng bào, chứng kiến sự tàn khốc của chế độ thực dân.

Người đã có những hiểu biết, tiếp xúc với văn hoá phương Tây đặc biệt nền văn hóa Pháp, người bị hấp dẫn với câu châm ngôn về lý tưởng “Tự do, Bình đẳng, bác ái”mà cách mạng Pháp đã khai sinh.

Người chứng kiến các cuộc đấu cuộc đấu tranh cảu các bặc tiền bối người đã ruát ra kinh nghiệm, người quyết định đi tìm đường cứu nước, sang phương Tây, sang Pháp và các nước khác, tìm hiểu xem thế giới làm gì rồi trở về giúp đồng bào mình.


Câu 8: Giai đoạn tìm thấy con đường cứu nước và giải phóng dân tộc của HCM (1911-1920)


Trả lời: Thời kỳ tìm tòi con đường cứu nước giải phóng dân tộc. để thực hiện hoài bão người năm 1911, Bác sang Pháp, sau đó sang Anh, Mỹ. Năm 1913, Người từ Mỹ quay lại Anh tham gia công đoàn thuỷ thủ Anh. Năm 1917, Người từ Anh lại sang Pháp. Người đã tim hiểu các cuộc cách mạng trên thế giới. Người rút ra kết luận trên dời này chỉ có hai giống người, người bóc lột và người bị bóc lọt, chỉ có tình hữu ái vô sản là thật. vơi thắng lợi của cuộc cách mạng tháng 10 Nga,



Tháng 8/1919, người gửi bản yêu sách 8 điểm của nhân dân An-nam đến hội nghị Vécxay. Với bản yêu sách không được hội nghị xem xét nhưng đã gây được tiếng vang lớn



Năm 1920 lần đầu tiên người đọc được “sơ thảo luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lenin, người tìm thấy ở Luận cương những lời giải đáp thuyết phục cho những câu hỏi đang nung nấu, tìm tòi, với sự kiện này, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc- con đường cách mạng vô sản, người tin theo con đường của Lenin


Tại Đại hội TUA của Đảng xã hội Pháp thảo luận vấn đề gia nhập Quốc tế III, ngày 30/12/1920 Hồ Chí Minh biểu quyết tán thành, tham ra sáng lập Đảng cộng sản Pháp,


Đây là bước nhảy lớn về nhận thức của người, một sự chuyển biến lớn về chất, kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế trở thành người cộng sản. Giai đoạn này đánh dấu sự phát triển vượt bậc thế giới quan của HCM từ giác ngộ chủ nghĩa dân tộc đến giác ngộ chủ nghĩa Mác-Lênin, từ độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.



Câu 10: Trình bày quan điểm của HCM về thực chất vấn đề dân tộc thuộc địa.






Trả lời: HCM quan tâm đến Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc. Khi các nước đế quốc đi xâm chiếm thuộc địa để mở rộng thị trường, chúng thực hiện sự áp bức về chính trị, bóc lột về kinh tế, nô dịch về văn hoá đối với các nước bị xâm chiếm- thì vấn đề dân tộc trở thành vấn đề dân tộc thuộc địa.






Vấn đề dân tộc thuộc địa thực chất là vấn đề đấu tranh giải phóng dân tộc thuộc địa nhằm thủ tiêu sự thống trị của nước ngoài, giành độc lập dân tộc, xoá bỏ ách áp bức, bóc lộtthực dân, thực hiện quyền dân tộc tự quyết, thành lập nhà nước dân tộc độc lập.






- Lựa chọn con đường phát triển của dân tộc Để giải phóng dân tộc, cần xác định một con đường phát triển của dân tộc, vì phương hướng phát triển dân tộc quy định những yêu cầu và nội dung trước mắt của cuộc đấu tranh giành độc lập. Mỗi phương hướng gắn liền với một hệ tư tưởng và một giai cấp nhất định. HCM khẳng định phương hướng phát triển của dân tộc trong bối cảnh thời đại mới là chủ nghĩa xã hội.

Hoạch định con đường phát triển của dân tộc thuộc địa là một việc làm hết sức mới mẻ: từ nước thuộc địa lên CNXCH phải trải qua nhiều giai đoạn chiến lược khác nhau.


Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản VN, HCM viết: “ Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Con đường đó chính là con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. “Đi tới xã hội cộng sản”là hướng phát triển lâu dài. Nó quy định vai trò cùa Đảng Cộng sản, đoàn kết mọi lực lượng dân tộc, tiến hành các cuộc cách mạng chống đế quốc và chống phong kiến cho triệt để. Con đường đó phù hợp với hoàn cảnh của các nước thuộc địa, nó hoàn toàn khác biệt với các nước đã phát triển đi lên CNXH ở phương Tây. Đây là nét độc đáo trong tư tưởng HCM



Câu 9: Trình bày giá trị tư tưởng HCM đối với dân tộc Việt Nam



Trả Lời: Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của thời đại, nó trường tồn, bất diệt và đã trở thành một bộ phận của văn hoá dân tộc, có sức hấp dẫn, lâu bền và phổ biến là tài sản vô giá của dân tộc ta. Bởi vì tư tưởng của Người không chỉ tiếp thu, kế thừa những giá trị, tinh hoa văn hoá, tư tưởng “vĩnh cữu” của loài người, trong đó chủ yếu là chủ nghĩa Mác-Lênin, mà còn đáp ứng nhiều vấn đề của thời đại, của sự nghiệp cách mạng Việt Nam và thế giới.

Tính sáng tạo của Hồ Chí Minh thể hiện ở chỗ: vừa trung thành với những nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác-Lênin, đồng thời khi nghiên cứu, vận dụng những nguyên lý đó, Người đã mạnh dạn loại bỏ những gì không thích hợp với điều kiện cụ thể của nước ta, dám đề xuất những vấn đề mới do thực tiễn đặt ra và giải quyết một cách linh hoạt, khoa học, hiệu quả.

Nét đặc sắc nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh là những vấn đề xung quanh việc giải phóng dân tộc và định hướng cho sự phát triển của dân tộc.

Tư tưởng Hồ Chí Minh đã được kiểm nghiệm trong quá khứ. Ngày nay, tư tưởng đó đang soi sáng con đường cách mạng Việt Nam.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của cách mạng VN

Trong suốt chặng đường hơn một nửa thế kỷ, tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành ngọn cờ dẫn dắt cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Đảng Cộng sản Việt Nam, từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (2/1951) trở lại đây đã liên tục khẳng định vai trò, ý nghĩa, tác dụng của đường lối chính trị, tư tưởng, đạo đức, phương pháp, phong cách…tư tưởng HCM đối với cách mạng Việt Nam. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6/1991), Đảng đã trân trọng ghi vào Cương lĩnh và Điều lệ của mình: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”.

Trong bối cảnh của thế giới ngày nay, tư tưởng của Người giúp chúng ta nhận thức đúng những vấn đề lớn có liên quan đến việc bảo vệ nền độc lập dân tộc, phát triển xã hội và đảm bảo quyền con người.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng vững chắc để Đảng ta vạch đường lối cách mạng đúng đắn, là sợi chỉ đỏ dẫn đường cho toàn dân tộc ta đi tới thắng lợi.

Câu 11: Trình bày quan điểm của HCM về tính chất, nhiệm vụ của cách mạng giải phóng dân tộc

Trả lời: phân tich thực tiễn xã hội thuộc địa HCM nhận thấy sự phân hóa giai cấp ở các nowcs thuộc địa phương đông không giống như các nước phương tây. Các giai cấp ở các nước thuộc địa có sự khác nhau ít nhưng đều có chung một số phận là nô lệ mất nước

Mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu trong xã hội thuộc địa phương Đông là mâu thuẫn giữa dân tộc bị áp bức với chế độ thực dân xâm lược và tay sai của chúng. Do vậy cuộc đấu tranh giai cấp cũng không giống như ở phương tây.


Nếu ở các nước TBCN phải tiến hành đấu tranh giai cấp, mà yêu cầu bức thiết của nhân dân các nước thuộc địa là độc lập dân tộc. Trong phong trào cộng sản quốc tế, có quan điểm cho rằng: “vấn đề cơ bản của cách mạng thuộc địa là vấn đề nông dân”, và chủ trương nhấn mạnh vấn đề ruộng đất, nhấn mạnh đấu tranh giai cấp.






Ở các nước thuộc địa, nông dân là lực lượng đông đảo nhất. Thực dân Pháp thống trị và bóc lột nhân dân Việt Nam, thì chủ yếu là thống trị và bóc lột nông dân. Nông dân là nạn nhân chính của các chính sách khai thác thuộc địa, bóc lột tô thuế và cướp đoạt ruộng đất, vì thế kẻ thù số một của nông dân là bọn đế quốc thực dân.






Mâu thuẫn chủ yếu ở thuộc địa là mâu thuẫn dân tộc quy định tính chất và nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng ở thuộc địa là giải phóng dân tộc. Trong tác phẩm Đường kách mệnh, Nguyễn Ái Quốc phân biệt 3 loại cách mạng:cách mạng tư sản, cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc, Người nhấn mạnh tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là cách mạng giải phóng dân tộc trước hết phải tiến hành đấu tranh giải phóng dân tộc, lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc, đối tượng chính của cách mạng là chủ nghĩa thực dân và tay sai phản động.






Câu 12: Trình bày quan điểm của HCM mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc






Trả lời: Nhằm đánh đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc và thiết lập chính quyền của nhân dân.






Đến với Lênin và QTế III, người tìm thấy chủ trương giải phóng dân tộc bị áp bức, người xác định mục tiêu cấp thiết của cách mạng ở thuộc địa chưa phải là giành quyền lợi riêng biệt của mỗi giải cấp, mà là quyền lợi chung của toàn dân tộc. Đó là những mục tiêu của chiến lược đấu tranh dân tộc phù hợp với xu thế thời đại cách mạng chống đế quốc, giải phóng dân tốc đáp ứng nguyện vọng quần chúng nhân dân: giành độc lập dân tộc, giành chính quyền về tay nhân dân.






Tại hội nghị BCHTW VIII năm 1941 hội nghị đã chủ trương tạm gác khẩu hiệu “cách mạng ruộng đất” chỉ chia lại ruộng đất “ tịch thu của Việt gian phản quốc” cho dân cày nghèo. Tức chỉ chống kẻ thù của dân tộc, chứ không phải là g/c địa chủ nói chung mà nhằm vào kẻ thù chính của dân tộc về chính trị, kinh tế,






Với mục tiêu, với tinh thần yêu nước, sức mạnh đoàn kết dân tộc, nhân dân ta đã làm nên những thắng lợi của cuộc cách mạng tháng 8/1945 đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, và đại thắng mùa xuân thống nhất đất nước năm 1975 trước các kẻ thù xâm lược đế quốc Pháp, Mỹ, trước hết là thắng lợi của đường lối của cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn theo tư tưởng HCM.






Câu 15: Tư tưởng HCM về hình thái bạo lực cách mạng






Trả lời: Toàn dân khởi nghĩa, toàn dân nổi dậy là nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về hình thái của bạo lực cách mạng với Phương châm chiến lược là toàn dân, toàn diện, trường kỳ kháng chiến






Xuất phát từ tương quan lực lượng lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, Hồ Chí Minh phát động chiến tranh nhân dân. “Không dùng toàn lực của nhân dân về đủ mọi mặt để ứng phó, không thể nào thắng được”. Bạo lực cách mạng là sự kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang trong chiến tranh, “quân sự là việc chủ chốt”, nhưng đồng thời kết hợp chặt chẽ với đấu tranh chính trị. “Thắng lợi quân sự đem lại thắng lợi chính trị, thắng lợi chính trị sẽ làm cho thắng lợi quân sự to lớn hơn”






Đấu tranh ngoại giao cũng là một mặt trận có ý nghĩa chiến lược nhằm thêm bạn bớt thù, phân hoá, cô lập kẻ thù, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của quốc tế. “vừa đánh vừa đàm”, “đánh là chủ yếu, đàm là hỗ trợ”.






Đấu tranh kinh tế là ra sức tăng sản xuất, thực hành tiết kiệm, phát triển kinh tế của ta, phá hoại kinh tế của địch.






“Chiến tranh về mặt văn hoá hay tư tưởng so với những mặt khác cũng không kém phần quan trọng”.














Đấu tranh văn hoá, tư tưởng cũng quan trọng để tạo ra sức mạnh tổng hợp, giành thắng lợi toàn diện.






Về kháng chiến trường kỳ, trong thời kỳ chống Pháp Người nói: “Địch muốn tốc chiến tốc thắng. Ta lấy trường kỳ kháng chiến trị nó, thì địch nhất định thua, ta nhất định thắng”. Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước Người ra Lời kêu gọi (17/7/1967): “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố khác có thể bị tàn phá, nhưng chúng ta nhất định phải đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”.






Tự lực cánh sinh cũng là một phương châm chiến lược rất quan trọng nhằm phát huy cao độ nguồn sức mạnh của nhân dân.






Trong Đường Kách mệnh Người chỉ rõ: muốn người ta giúp cho thì mình phải tự giúp lấy mình đã.






Tháng 8 năm 1945 khi thời cơ xuất hiện, Người kêu gọi toàn quốc, đồng bào hãy đứng dậy, đem sức ta mà giải phóng cho ta.






Độc lập tự chủ, tự lực tự cường kết hợp với tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế cũng là một quan điểm nhất quán trong tư tưởng Hồ Chí Minh.






Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Người đã động viên sức mạnh toàn dân tộc, đồng thời ra sức vận động, tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế to lớn và có hiệu quả cả về vật chất và tinh thần.






Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc có những luận điểm sáng tạo, đặc sắc có giá trị lý luận và thực tiễn lớn.






Câu 13: Tại sao lực lượng cách mạng giải phóng dân tộc phải là toàn dân






Trả lời: công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc là giải phóng nhân dân khỏi chế độ áp bức, từ năm 1924 nười cho rằng “để có cơ hội thắng lợi một cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Đông Dương thì 1 phải có tính chất một cuộc khởi nghĩa quần chúng chứ không phải cuộc nổi loạn, cuộc khởi nghĩa phải được chuẩn bị trong quần chúng” Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin: "CM là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là người làm ra lịch sử" thì HCM đưa ra quan niệm "CM là sự nghiệp của quần chúng chứ không phải việc của 1, 2 người". phải đoàn kết toàn dân với sức mạnh vĩ đại và năng lực sáng tạo vô tận của quần chúng nhân dân là then chốt đảm bảo thắng lợi tộc là đánh đổ Đế quốc Pháp và đại địa chủ phong kiến giành độc lập dân tộc. Hồ Chí Minh cho rằng cần vận động tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân Việt Nam đang bị mất nước. Thành lập mặt trận dân tộc thống nhất, để huy động sức mạnh của đại đoàn kết toàn dân. Công nông là gốc, liên minh với các giai tầng khác phải chú ý đến lợi ích của giai cấp công- nông và của dân tộc. - Trong Sách lược vắn tắt, Hồ Chí Minh nêu rõ: “Đảng phải tập hợp đại bộ giai cấp công nhân, tập hợp đại bộ phận nông dân và phải dựa vào hạng dân cày nghèo, lãnh đạo nông dân làm cách mạng ruộng đất; lôi kéo tiểu tư sản, trí thức, trung nông... đi về phe vô sản giai cấp; đối với bọn phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản An-nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, chí ít là làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng (như Đảng Lập hiến) thì phải đánh đổ”.






Chủ trương tập hợp lực lượng của Hồ Chí Minh phản ánh tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Người. Năm 1942, Người chủ trương già, trẻ, gái, trai, dân, lính đều tham gia đánh giặc. Năm 1944, Người viết: “ cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến toàn dân, vũ trang toàn dân”…Kháng chiến chống Mỹ: “ cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng của mọi người Việt Nam yêu nước” . “31 triệu






đồng bào ta…là 31 triệu chiến sĩ anh dũng diệt Mỹ, cứu nước, quyết giành thắng lợi cuối cùng” .






Đây là tư tưởng có ý nghĩa chiến lược về tập hợp sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân của HCM






Câu 14: Tư tưởng HCM về bạo lực cách mạng gắn bó hữu cơ với tư tưởng nhân đạo và hòa bình






Trả lời: Tư tưởng HCM về bạo lực cách mạng khác hẳn với tư tưởng hiếu chiến của các đế quốc xâm lược. Xuất phát từ tình yêu thương con người, quý trọng sinh mạng con người, Hồ Chí Minh luôn tranh thủ mọi khả năng giành và giữ chính quyền ít đổ máu. Người tìm mọi cách ngăn chặn xung đột vũ trang, tận dụng mọi khả năng giải quyết xung đột bằng biện pháp hoà bình, chủ động đàm phán, thương lượng, chấp nhận nhượng bộ có nguyên tắc.






Việc tiến hành các hội nghị Việt - Pháp và ký các Hiệp định trong năm 1946, việc kiên trì yêu cầu đối phương thi hành Hiệp định Giơnevơ thể hiện rõ tư tưởng nhân đạo và hoà bình của Hồ Chí Minh.






Người viết: “Tôi không muốn trở về Hà Nội tay không. Tôi muốn khi trở về nước sẽ đem cho VN những kết quả cụ thể với sự cộng tác chắc chắn mà chúng tôi mong đợi ở nước Pháp”.






Việc tiến hành chiến tranh chỉ là giải pháp bắt buộc cuối cùng. Chỉ khi không còn khả năng hoà hoãn, khi kẻ thù ngoan cố bám giữ lập trường thực dân, chỉ muốn giành thắng lợi bằng quân sự, thì Hồ Chí Minh mới kiên quyết phát động chiến tranh.






Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến 1946 của Người có đoạn: “Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa. Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.






Trong khi tiến hành chiến tranh, Người vẫn tìm mọi cách vãn hồi hoà bình.






Trong kháng chiến chống Pháp cũng như chống Mỹ, Người đã nhiều lần gửi thư cho Chính phủ và nhân dân hai nước này đề nghị đàm phán hoà bình để kết thúc chiến tranh. Điều này thể hiện trong chiến lược ngoại giao “vừa đánh vừa đàm” của Người.






Câu 16: Tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam theo quan điểm HCM.






Trả lời: theo quan điểm của HCM, sự ra đời của CNXH trên phạm vi quốc tế là quy luật phát triển lòai người.






Hồ Chí Minh đã tiếp thu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, dựa vào học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, người khẳng định sự ra đời của CNXH là một tất yếu kinh tế, người vận dụng sáng tạo và đưa ra nhiều kiến giải mới phù hợp với Việt Nam. Người khẳng định vai trò quyết định của sức sản xuất đối với sự phát triển của xã hội cũng như đối với sự chuyển biến từ xã hội nọ sang xã hội kia.






Sự ra đời của CNXH là do nhu cầu giải phóng con người một cách triệt để( theo 3 trình độ từ thấp đến cao,: giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người để hình thành những nhân cách phát triển toàn diện)






Sự ra đời của CNXH là một tất yếu đạo đức xã hội quy luật đấu tranh giữa thiên, ác, tốt, xấu






CNXH là một tất yếu của văn minh nhân loại, do tác động của các nhân tố: Kinh tế,chính trị,Đạo đức,văn hóa XH. Do đó sự ra đời của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản là không cưỡng lại được. người nói “không có một lực lượng nào ngăn trở đượcmặt trời mọc, không có một lực lượng nào ngăn trở được xã hội loài người tiến lên, không có một lực lượng nào ngăn trở được CNXH, CNCS phát triển.






Theo HCM, sự ra đời của chủ nghĩa ở VN cũng là một sản phẩm tất yếu của quá trình phát triển lịch


sử vì:






Mục tiêu giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn cho dân tộc Việt Nam là nước nhà được độc lập, nhân dân được hưởng cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc.














Hồ Chí Minh khẳng định: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc, nói tóm lại là nền cộng hòa thế giới chân chính, xóa bỏ những biên giới tư bản chủ nghĩa cho đến nay chỉ là những vách tường dài ngăn cản những người lao động trên thế giới hiểu nhau và yêu thương nhau”.






Câu 17: Quan điểm HCM về những đặc trưng bản chất của CNXH ở VN.






Trả lời: Đặc trưng tổng quát của CNXH ở VN, theo HCM, cũng dựa trên cơ sở của chủ nghĩa Mac-Lenin, nghĩa là những mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…






Về chính trị có chế độ chính trị dân chủ, do nhân dân lao động là chủ và nhân dân lao động làm chủ, nhà nước là của dân, do dân và vì dân, dựa trên khối đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là lien minh công-nông-trí thức, do Đảng Cộng sản lãnh đạo.






Mọi quyên lực trong xh đều tập trung trong tay nhân dân, nhân dân đoàn kết thành một khối thống nhất để làm chủ nhà nước, nhân dân là người quyết định vận mệnh, sự phát triển của đất nước dưới chế độ XHCN, nhà nước phát huy quyền làm chủ của nhân dân để huy động được tính tích cực sáng tạo của nhân dân vào công cuộc xây dựng CNXH.






Về kinh tế: chủ nghĩa xã hội là một chế độ có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển của khoa học kinh tế. Đó là XH có nền kinh tế phát triển dựa trên cơ sở năng suất lao động xh cao, sức SX luôn luôn PT, với nền tảng phát triển khoa học kinh tế, ứng dụng có hiệu quả những thành tựu KH-KT của nhân loại, làm cho dân giàu, nước mạnh.






Về văn hóa xã hội: CNXH là một xã hội phát triển cao về văn hóa đạo đức, trong đó người với người là bạn, là đồng chí, là anh em, không còn người bóc lột người, áp bức bất công, có cuộc sống vật chất và tinh thần phong phú, được tạo điều kiện để phát triển khả năng của mình.






CNXH là một xã hội công bằng và hợp lý, thực hiện chế độ sở hữu xã hội về tư liệu săn xuất và thực hiện nguyên tắc phân phối lao động, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, các dân trong nước đều bình đẳng trên mọi phương diện, có sự hài hòa trong phát triển của XH và tự nhiên.






CNXH là của nhân dân, do nhân dân tự xây dựng lấy.






Quan niệm của HCM về CNXH là một quan niệm khoa học, hoàn chỉnh, dựa trên học thuyết hình thái kinh tế-xã hội của Mac, đồng thời được bổ sung thêm một số đặc trưng khác phản ánh truyền thống, đặc điểm của VN. Theo HCM chủ nghĩa xã hội là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, đạo đức và văn minh, một xã hội ưu việt.






Câu 18: Quan điểm HCM về mục tiêu cụ thể của CNXH ở Việt Nam






Trả lơi: Mục tiêu tổng quát: Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao động.






Hồ Chí Minh có nhiều cách đề cập đến mục tiêu của CNXH.






Có khi Người trả lời một cách trực tiếp: “Mục đích của CNXH là gì? Nói một cách đơn giản và dễ hiểu là không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động”. Có khi người diễn giải mục tiêu tổng quát này thành những tiêu chí cụ thể: “CNXH là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động được thì nghỉ, những phong tục tập quán không tốt dần được xoá bỏ... Tóm lại, xã hội ngày càng tiến bộ, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là CNXH”














Có khi Người nói một cách gián tiếp thông qua “ham muốn tột bậc” và bản Di chúc của Người. Di chúc viết: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là; toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của thế giới”






Những mục tiêu cụ thể:






Mục tiêu chính trị: xây dựng chế độ do nhân dân lao động làm chủ, trong đó nhân dân là những người chủ chân chính. Nhà nước là của dân, do dân và vì dân. Nhà nước có hai chức năng cơ bản là dân chủ với nhân dân và chuyên chính với kẻ thù của nhân






Nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội của quần chúng.






Củng cố các hình thức dân chủ đại diện, tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp.






Mặt khác, HCM cũng xác định: đã là người chủ phải biết làm chủ. Mọi công dân trong xã hội đều có nghĩa vụ lao động, bảo vệ Tổ Quốc, tôn trọng và chấp hành pháp luật, tôn trọng và bảo vệ của công, đồng thời có nghĩa vụ học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt để xứng đáng vai trò làm chủ.






Mục tiêu kinh tế: Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công - nông nghiệp hiện đại, khoa học - kỹ thuật tiên tiến, bóc lột bị xoá bỏ dần, cải thiện đời sống. Người coi công nghiệp và nông nghiệp là hai chân của nền kinh tế nước nhà. Chú trọng xây dựng nền KT mới, cải tạo nền KT cũ, nhưng xây dựng là trọng tâm.






Kết hợp các lợi ích kinh tế là vấn đề rất được Hồ Chí Minh quan tâm. Người đặc biệt nhấn mạnh chế độ khoán là một trong những hình thức của sự kết hợp lợi ích kinh tế.






Mục tiêu văn hoá - xã hội: Chủ trương xây dựng nền văn hoá mới, biểu hiện trong mọi sinh hoạt tinh thần của xã hội, đó là: Xóa nạn mù chữ, xây dựng phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, xây dựng và phát triển văn hóa nghệ thuật, thực hiện nếp sống mới, bài trừ mê tính dị đoan, khắc phục phong tục lạc hậu. trong đó phải biết kế thừa những giá trị truyền thống của dân tộc và tiếp thu những tinh hoa của nhân loại để làm giàu nền văn hoá dân tộc, phải đưa văn hoá vào đời sống nhân dân.Văn hoá phải góp phần sửa sang chính thể. Văn hoá phải chống tham ô, lười biếng.






Mục tiêu con người: Đào tạo con người là nhiệm vụ hàng đầu, là động lực quyết định nhất của cách mạng xã hội chủ nghĩa.






Quan tâm trước hết về mặt tư tưởng, Người nhấn mạnh: “Muốn có con người xã hội chủ nghĩa trước hết phải có tư tưởng xã hội chủ nghĩa”. Để có tư tưởng XHCN ở mỗi con người, Người yêu cầu: học tập, vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin; nâng cao lòng yêu nước yêu chủ nghĩa xã hội.






Nhấn mạnh đến trau dồi rèn luyện đạo đức cách mạng (trung với nước hiếu với dân; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; yêu thương con người sống có tình nghĩa; có tinh thần quốc tế trong sáng); quan tâm đến tài năng, luôn tạo điều kiện để mỗi người rèn luyện tài năng, đem tài năng cống hiến cho xã hội.






Nhấn mạnh hơn nữa mối quan hệ tài năng với đạo đức, theo Người: “Có tài mà không có đức là hỏng”. Do vậy, mọi người phải luôn luôn trau dồi đạo đức và tài năng, vừa có đức vừa có tài, vừa “hồng” vừa “chuyên”.






Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người, xây dựng con người xã hội chủ nghĩa. Người nói: Muốn có CNXH trước hết phải có con người XHCN. Đó là những con người có trí tuệ, đạo đức cách mạng, có tác phong, đạo đức làm chủ tập thể.






Câu 19: Quan điểm HCM về mục động lực của CNXH ở Việt Nam










Trả lời: Động lực của chủ nghĩa xã hội được Hồ Chí Minh nêu rất cụ thể, nhưng cũng rất phong phú đa dạng, có thể khái quát như sau:






Thứ nhất, động lực chính trị tư tưởng, tinh thần.






Sức mạnh tiềm tàng của quần chúng chỉ được huy động vào sự nghiệp cách mạng khi quần chúng giác ngộ lý tưởng cách mạng, của một quá trình tuyên truyền, giáo dục lâu dài, bền bỉ của toàn hệ thống chính trị. nhất trí với quan điểm của Đảng, tin tưởng vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Hồ Chí Minh từng nói, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công “cần có ý thức giác ngộ xã hội chủ nghĩa cao, một lòng một dạ phấn đấu cho chủ nghĩa xã hội”






Thứ hai, phát huy sức mạnh đoàn kết của cộng đồng dân tộc.






Sức mạnh ấy thể hiện ở lực lượng của các giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp trí thức, các dân tộc, đồng bào yêu nước trong và ngoài nước không phân biệt đảng phái, tôn giáo, tín ngưỡng.






Thứ ba, thoả mãn những nhu cầu, lợi ích chính đáng của người lao động






Hồ Chí Minh hiểu sâu sắc rằng, hành động của con người luôn luôn gắn với nhu cầu và lợi ích của họ. Vì vậy, Người chủ trương thực hiện các cơ chế chính sách để kết hợp hài hoà lợi ích xã hội và lợi ích cá nhân, như thực hiện khoán, thưởng, phạt đúng đắn và nghiêm túc trong lao động sản xuất.






Trong cách mạng, có những lĩnh vực đời hỏi con người phải chịu hy sinh, thiệt thòi, chỉ lợi ích kinh tế không thôi thì chưa giải quyết được, cần có động lực chính trị - tinh thần. Vì vậy, Hồ Chí Minh đòi hỏi phải phát huy quyền làm chủ và ý thức nghiêm minh của pháp luật, trong sạch liêm khiết của đội ngũ cán bộ, công chức các cấp từ trung ương tới địa phương là chủ của người lao động.






Thực hiện công bằng xã hội (công bằng nhưng không cào bằng). Người căn dặn: không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng. Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên.






Thứ tư, để tạo động lực cho CNXH, còn cần phải sử dụng vai trò điều chỉnh của các nhân tố tinh thần khác như chính trị, đạo đức, văn hoá, pháp luật.






Thứ năm, ngoài các động lực bên trong, theo Hồ Chí Minh, phải kết hợp được sức mạnh thời đại, tăng cường đoàn kết quốc tế, phải sử dụng tốt những thành quả khoa học - kỹ thuật thế giới,…Giữa nội lực và ngoại lực, Hồ Chí Minh xác định rất rõ nội lực là quyết định nhất, ngoại lực là rất quan trọng.






Để phát huy cao độ những động lực của CNXH, cần phải khắc phục những trở lực kìm hãm nó. Đó LÀ Phải thường xuyên đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân (giặc nội xâm), vì nó là kẻ địch hung ác của CNXH, là "bệnh mẹ" đẻ ra trăm thứ bệnh nguy hiểm khác.






Phải thường xuyên đấu tranh chống tham ô, lãng phí và quan liêu, vì nó là bạn đồng minh của thực dân phong kiến, nó phá hoại đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính.






Chống chia rẽ, bè phái, mất đoàn kết, vô kỷ luật, vì nó làm giảm sút uy tín và ngăn trở sự nghiệp của






Đảng.






Chống chủ quan, bảo thủ, giáo điều, lười biếng, không chịu học tập làm cho CNXH trở nên trì trệ.






Câu 20: Quan điểm HCM về biện pháp quá độ lên XHCN ở Việt Nam






Trả lời: Chủ nghĩa xã hội có mục tiêu, nguyên lý chung giống nhau, nhưng mỗi bước đi, phương thức và biện pháp xây dựng CNXH ở Việt Nam sẽ có những nét đặc thù riêng. Để xác định bước đi và tìm cách làm phù hợp với Việt Nam, Hồ Chí Minh đề ra 2 nguyên tắc như sau:


















Cần quán triệt những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng chế độ mới, đồng thời có thể học tập các nước anh em.






Phải xác định bước đi và biện pháp xuất phát từ điều kiện thực tế, đặc điểm dân tộc, nhu cầu và khả năng thực tế của nhân dân.






Về bước đi: từ hai nguyên tắc này, Hồ Chí Minh xác định bước đi trong thời kỳ quá độ lên CNXH là: dần dần, thận trọng từng bước, từ thấp tới cao, không chủ quan nôn nóng và phải tôn trọng các điều kiện khách quan.






Hồ Chí Minh : “ bước đi của thời kỳ quá độ ở Việt Nam là phải qua nhiều bước, bước ngắn, bước dài tùy theo hoàn cảnh,” không làm bừa, làm ẩu, đốt cháy giai đoạn, chủ quan duy ý chí, mà phải làm vững chắc từng bước đi bước nào vững chắc bước ấy, phù hợp với điều kiện thực tế, cứ tiến dần dần”. Hồ Chí Minh đặc biệt lưu ý đến vai trò của công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, sau đó là nhiệm vụ trọng tâm của cả thời kỳ quá độ lên CNXH trên cơ sở xây dựng và phát triển nông nghiệp toàn diện, tiểu thủ công, công nghiệp nhẹ đa dạng






Về phương thức, biện pháp :Thực hiện cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo với xây dựng, lấy xây dựng làm chính.






Kết hợp xây dựng và bảo vệ, đồng thời tiến hành 2 nhiệm vụ chiến lược ở 2 miền khác nhau.






Xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có kế hoạch, biện pháp, quyết tâm để thực hiện thắng lợi kế hoạch - " chỉ tiêu một, biện pháp mười, quyết tâm hai mươi".






Trong điều kiện nước ta, biện pháp cơ bản, quyết định lâu dài trong xây dựng chủ nghĩa xã hội là đem của dân, tài dân, sức dân, làm lợi cho dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.






Phải biến sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội thành sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo.






Phần II






Câu 1: Quan điểm HCM về sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam






Trả lời:Vận dụng nguyên lý của chủ nghĩa Mác Lênin vào điều kiện cụ thể VN, Hồ Chí Minh xác định Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác Lênin và phong trào công nhân, còn kể đến yếu tố thứ ba, đó là phong trào yêu nước. Đây là một quan điểm quan trọng của Hồ Chí Minh về sự hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam, là sự phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin trên cơ sở thực tiễn cách mạng Việt Nam.






HCM thấy rõ vai trò to lớn của chủ nghĩa Mác – Lênin đối với quá trình hình thành của Đảng Cộng sản VN. Đồng thời Người cũng đánh giá rất cao vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam, họ là giai cấp đại diện cho phương thức xuất mới, có tinh thần cách mạng kiên quyết, triệt để, có tổ chức, có kỷ luật cao, gánh trách nhiệm đánh đổ chủ nghĩa tư bản và đế quốc XD XH mới,Nhưng Người nêu thêm yếu tố phong trào yêu nước, coi nó là một trong ba yếu tố kết hợp dẫn đến việc hình thành Đảng Cộng sản VN là vì:






Phong trào yêu nước có vị trí, vai trò cực kỳ to lớn và là nhân tố chính trong quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam. Là giá trị văn hoá trường tồn trong văn hoá Việt Nam.






Phong trào công nhân kết hợp được với phong trào yêu nước bởi vì hai phong trào đó đếu có mục tiêu chung: giải phóng dân tộc, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, xây dựng đất nước giàu mạnh. Khác với những người cộng sản phương tây, HCM và những người cộng sản Việt Nam đã đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp.






Phong trào nông dân kết hợp với phong trào công nhân. Nói đến phong trào yêu nước Việt Nam phải kể đến phong trào nông dân. Do đó giữa phong trào công nhân và phong trào yêu nước có mối quan hệ mật thiết với nhau, hai giai cấp này hợp thành đội quân chủ lực của CM.






Phong trào yêu nước của trí thức Việt Nam là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự kết hợp các yếu tố cho sự ra đời của Đảng Cộng sản VN. Chính những người này trở thành những yếu nhân của ĐCSVN






Thực tiễn cho thấy, khi Nguyễn Ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam thì cách mạng Việt Nam từ 1925 đã có sự chuyển hướng mạnh mẽ theo xu hướng vô sản. Khi phong trào lên cao đã đòi hỏi phải có Đảng tiên phong dẫn đường. Đáp ứng đòi hỏi khách quan đó, ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam phù hợp với quy luật phát triển của xã hội.






Câu 2: Quan điểm HCM về bản chất của Đảng cộng sản Việt Nam






Trả lời: Theo quan điểm của Mác, Angghen, Lênin: ĐCS là đảng của giai cấp vô sản, đấu tranh đòi quyền lợi cho giai cấp vô sản nước mình và toàn bộ giai cấp vô sản thế giới. Đảng bao gồm những phần tử tiên tiến nhất trong giai cấp vô sản, là đội tiền phong, bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp vô sản. HCM khẳng định: Đảng Cộng sản VN là Đảng của giai cấp công nhân, đội tiên phong của giai cấp công nhân, mang bản chất giai cấp công nhân.






Nội dung quyết định bản chất giai cấp công nhân của Đảng là: nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác-Lênin; mục tiêu, đường lối của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; nguyên tắc và tổ chức sinh hoạt của Đảng theo Đảng vô sản kiểu mới. Từ việc xác định quy luật hình thành của ĐCSVN, Người nhiều lần khẳng định Đảng còn là đảng của dân tộc VN






Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội II (2/1951), Người nêu rõ: Trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và của dân tộc là một. Chính vì Đảng Lao động VN là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đại diện cho lợi ích toàn dân tộc, Đảng chỉ trở nên vững mạnh khi có khối liên minh công-nông và có sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân, sức mạnh của đảng không chỉ tầng lớp công nhân mà còn bắt nguồn từ các tầng lớp khác trong nhân dân lao động. nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam.






Năm 1961, Bác viết: “Đảng ta là đảng của giai cấp công nhân, đồng thời là Đảng của dân tộc không thiên tư, thiên vị” Cái quyết định bản chất giai cấp công nhân của Đảng không phải chỉ ở số lượng đảng viên xuất thân từ công nhân mà cơ bản ở nền tảng tư tưởng của Đảng đó là chủ nghĩa Mác – Lenin, mục tiêu của Đảng là tiến tới chủ nghĩa cộng sản do vậy dù ở bất kì thành phần giai cấp nào giác ngộ về Đảng, được rèn luyện thử thách và tự nguyện đứng vào hàng ngũ của Đảng thì được kết nạp Đảng






Năm 1965, Hồ Chí Minh khẳng định lại: Đảng ta xứng đáng là đội tiên phong, là bộ tham mưu của giai cấp vô sản, của nhân dân lao động và của cả dân tộc.






Trong tư tưởng HCM, bản chất giai cấp công nhân của Đảng là thống nhất với tính dân tộc, tính nhân


dân.






Câu 5: Trình bày một số nguyên tắc cơ bản về xây dựng và hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất theo tư tưởng HCM.






Trả lời: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Mặt trận Dân tộc Thống nhất bắt nguồn từ quan điểm nhất quán của Người về vai trò quyết định của quần chúng trong lịch sử, coi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, Đảng chỉ có thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình nếu biết tập hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân trong Mặt trận Dân tộc Thống nhất rộng rãi chống kẻ thù chung và xây dựng đất nước.Trong quá trình phát triển của cách mạng.














Mặt trận dtộc thống nhất phải được XD trên nền tảng khối liên minh công - nông - trí thức không phải là môt tập hợp lỏng lẻo, ngẫu nhiên, tự phát của quần chúng nhân dân, mà là một khối đoàn kết chặt chẽ, do ĐCS lãnh đạo.






Mặt trận dân tộc thống nhất phải hoạt động trên cơ sở bảo đảm lợi ích tối cao của dân tộc, quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân.






HCM chỉ ra rằng, chỉ có thể thực hiện đoàn kết khi có chung một mục đích, một số phận. Nếu ko suy nghĩ như nhau, nếu ko có chung mục đích, chung số phận thì dù có kêu gọi đoàn kết thế noà đi nữa, đoàn kết vẫn ko thể có được






Mục đích chung của mặt trận dtộc thống nhất được HCM xác định cụ thể phù hợp với từng giai đoạn cách mạng, nhằm tập hợp tới mức cao nhất lực lượng dtộc vào khối đại đoàn kết. Như vậy độc lập tự do là mục đích cao nhất bất di bất dịch là ngọn cờ đoàn kết của mọi tầng lớp.






Mặt trận dân tộc thống nhất phải đảm bảo hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, bảo đảm đoàn kết ngày càng rộng rãi và bền vững Nguyên tắc hiệp thương dân chủ đòi hỏi tất cả mọi vấn đề của mặt trận đều phải được đem ra để tất cả các thành viên cùng nhau bàn bạc công khai, để đi đến nhất trí, loại trừ mọi sư áp đặt hoặc dân chủ hình thức






Để thực hiện nguyên tắc hiệp thương dân chủ phải đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa lợi ích dtộc và lợi ích giai cấp, lợi ích chung và lợi ích riêng, lợi ích lâu dài và lợi ích trước mắt. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ lợi ích trong mặt trận dtộc thống nhất sẽ góp phần củng cố sự bền chặt, tạo sự đồng thuận, nhất trí cao và thực hiệ được mục tiêu: "đồng tình, đồng lòng, đồng minh"






Mặt trận dtộc thống nhất là khối đoàn kết chặt chẽ, lâu dài, đoàn kết thực sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.






Thực hiện tư tưởng HCM trong quá trình XD, củng cố và phát triển mặt trận dân tộc thống nhất, một mặt, Đ ta luôn đấu tranh chống khuynh hướng cô độc, hẹp hòi, coi nhẹ việc tranh thủ tất cả mọi lực lượng có thể tranh thủ được vào mặt trận; mặt khác luôn đề phòng và đấu tranh chống mọi biểu hiện của khuynh hướng đoàn kết một chiều, vô nguyên tắc, đoàn kết mà ko có đấu tranh đúng mức trong nội bộ mặt trận 2. Liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay: Trong thời gian qua, nhìn chung, khối đại đoàn kết toàn dtôc trên nề tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức được mở rộng hơn, là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, giữ vững ổn định chính trị xã hội của đất nước. Tuy nhiên, trong sự nghiệp đổi mới đang có yêu cầu cao về tập hợp sức mạnh của nhân dân thì việc tập hợp nhân dân vào mặt trận và các đoàn thể, các tổ chức xã hội còn nhiều hạn chế, nhất là khu vực kinh tế tư nhân, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ở một số vùng có đông đồng bào theo đạo, đồng bào dân tộc thiểu số.






Trong công cuộc đổi mới, mặt trận tổ quốc VN với tính chất là một tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện rộng lớn nhất của nhân dân ta, nơi thể hiện ý trí và nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân, nơi hiệp thương và thống nhất hành động của các thành viên, đã phối hợp với chính quyền giải quyết ngày càng có hiệu quả những vấn đề bức xúc của nhân dân, thực hiện dân chủ, đổi mới xã hội, chăm lo lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân; tham gia ngày càng thiết thực vào việc xây dựng, giám sát, bảo vệ Đảng và chính quyền






Với tư cách là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, mặt trận tổ quốc VN đã phối hợp ngày càng nhiều hơn với chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại nhằm cùng nhau nỗ lực xây dựng và bảo vệ tổ quốc.






Câu 6: Phân tích tư tưởng HCM về dân chủ














Trả lời: Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân Dân chủ là khát vọng ngàn đời của con người. Nhân dân ta hàng ngàn năm nay sống dưới chế độ phong kiến và gần một trăm năm dưới chế độ thực dân đều không biết đến dân chủ, tự do. Dân chủ là dân là chủ và dân làm chủ






“Dân là chủ” là muốn nói đến vị thế, quyền lực của dân trong bộ máy nhà nước; vai trò của nhân dân trong sự phát triển xã hội. Dân phải ở địa vị cao nhất của đất nước. Người nói: “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ”.






“Dân làm chủ” là đề cập đến năng lực và trách nhiệm của nhân dân. “Chế độ ta là chế độ dân chủ. Tức là nhân dân làm chủ”.






Tuy Đảng lãnh đạo, Đảng cầm quyền nhưng phải luôn lấy dân làm gốc. Nghĩa là Đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo nhưng phải luôn để cho dân làm chủ và dân là chủ.






Hai vế của mệnh đề luôn đi đôi với nhau, thể hiện vị trí, vai trò, quyền và trách nhiệm của nhân dân. Quan niệm đó của Hồ Chí Minh phản ánh đúng nội dung bản chất quan niệm dân chủ chung trên thế giới được hình thành từ xa xưa: quyền hành và lực lượng đều thuộc về nhân dân. Xã hội nào bảo đảm cho điều đó được thực thi thì đó là một xã hội thực sự dân chủ. Dân chủ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội






Dân chủ thể hiện ở việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Dân chủ trong xã hội VN thể hiện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội..., trong đó dân chủ thể hiện trong lĩnh vực chính trị là quan trọng nhất và được biểu hiện tập trung trong hoạt động của Nhà nước do nhân dân thành lập, ủng hộ, xây dựng.






Điểm cốt lõi của dân chủ trong chính trị là chế độ uỷ quyền của dân thong qua bầu cử, bằng phương thức dân chủ đại diện, bầu ra Chính phủ với chế độ phổ thông đầu phiếu. Khi Chính phủ đó ra đời, nhiệm vụ chủ yếu cấp bách là phải thực hiện dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân. Đó là mục đích căn bản sâu xa của dân chủ trong chính trị.






Điểm cốt lõi của dân chủ trong kinh tế là vấn đề lợi ích. Theo Hồ Chí Minh, Chính phủ là đầy tớ của nhân dân thì việc to, việc nhỏ đều nhằm mục đích phục vụ lợi ích của nhân dân với tinh thần “bao nhiêu lợi ích đều vì dân”.






Dân chủ còn thể hiện ở phương thức tổ chức xã hội, ở đó, người dân, cả trực tiếp lẫn gián tiếp qua dân chủ đại diện đều được tham chính. Thực hiện dân chủ trong xã hội đòi hỏi phải đảm bảo công bằng trong phân phối lợi ích và công bằng trong cơ hội phát triển, đảm bảo bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật.






Khi xác định quyền hành và lực lượng của xã hội, HCM còn vạch rõ nguồn gốc, lực lượng tạo ra quyền hành đó là nhân dân. Đó là quan điểm gốc để Người coi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, công cuộc đổi mới, xây dựng, kháng chiến kiến quốc là trách nhiệm và công việc của dân.






Hồ Chí Minh không chỉ coi dân chủ có ý nghĩa là một giá trị chung, là sản phẩm của văn minh nhân loại mà xem nó là lý tưởng phấn đấu của các dân tộc; nó không dừng lại với tư cách như là một thiết chế xã hội của một quốc gia mà còn có ý nghĩa biểu thị mối quan hệ quốc tế. Đó là dân chủ, bình đẳng trong mọi tổ chức quốc tế, là nguyên tắc ứng xử trong mọi quan hệ quốc tế






Câu 3: Phân tích nội dung công tác xây dựng Đảng về chính trị theo quan điểm HCM






Trả lời: Tư tưởng HCM về công tác xây dựng Đảng CSVN vững mạnh chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong toàn bộ tư tưởng của người, với HCM, xây dựng Đảng là một nhiệm vụ tất yếu, thường xuyên để Đảng hoàn thành vai trò là đội tiên phong trước giai cấp, dân tộc, nhân dân.






Công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ vừa cấp bách vừa lâu dài, xây dựng đảng để các cán bộ, đảng viên có lập trường, quan điểm, bình tính, sáng suất, không bi quan nao núng, bị động trước khó khan. Khi thắng lợi xây dựng đảng để xây dựng những quan điểm, tư tưởng cách mạng khoa học, ngăn ngừa bệnh chủ














quan, tự mãn… tư tưởng HCM có nói việc xây dựng Đảng về chính trị có nhiều nội dung trong đó đường lối chính tri là một vấn đề cốt tử trong sự tồn tại và phát triển của Đảng.






Đường lối chính trị, bảo bệ chính trị, xây dựng và thực hiện các nghị quyết, phải dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, vận dụng nó vào từng hoàn cảnh cụ thể của nước ta trong từng thời kỳ; phải học tập kinh nghiệm của các Đảng Cộng sản anh em, nhưng phải tính đến những điều kiện cụ thể của đất nước và của thời đại trong từng giai đoạn hoặc cả thời kỳ dài, để có đườnglối chính trị đúng.






Giáo dục ý thức chính trị cho đảng viên về đường lối, chính sách của Đảng, thông tin thời sự cho cán bộ, đảng viên để họ luôn luôn kiên định lập trường, giữ vững bản lĩnh chính trị trong mọi hoàn cảnh. Đồng thời, Người cũng cảnh báo nguy cơ sai lầm về đường lối chính trị gây hậu quả nghiêm trọng đối với vận mệnh củaTổ quốc, sinh mệnh chính trị của hàng triệu đảng viên cũng như của hàng triệu nhân dân lao động.






Câu 7: Phân tích tư tưởng HCM Về nhà nước do dân






Trả lời: Nhà nước do dân lập nên, do dân ủng hộ, dân làm chủ Nhà nước phải do dân lựa chọn, bầu ra những đại biểu của mình






Nhà nước đó do dân ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế để nhà nước chi tiêu, hoạt động, vận hành bộ máy để phục vụ nhân dân. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh nhiệm vụ của những người cách mạng là phải làm cho dân hiểu, làm cho dân giác ngộ để nâng cao được trách nhiệm làm chủ, nâng cao được ý thức trách nhiệm chăm lo xây dựng nhà nước của mình






Nhà nước đó do dân phê bình, xây dựng, giúp đỡ.






Nhà nước do dân tạo ra và tham gia quản lý, thể hiện ở chỗ:






Toàn bộ công dân bầu ra Quốc hội - cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước, cơ quan duy nhất có quyền lập pháp.






Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Hội đồng Chính phủ (nay gọi là Chính


phủ).






Hội đồng Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của Nhà nước, thực hiện các nghị quyết của Quốc hội và chấp hành pháp luật.






Mọi công việc của bộ máy nhà nước trong việc quản lý xã hội đều thực hiện ý chí của dân (Thông qua Quốc hội do dân bầu ra)






Do đó, Hồ Chí Minh yêu cầu tất cả các cơ quan nhà nước là phải dựa vào dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân. Người nói: “Nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi chính phủ”, nghĩa là khi cơ quan nhà nước không đáp ứng lợi ích và nguyện vọng của nhân dân thì nhân dân có quyền bãi miễn nó. Hồ Chí Minh khẳng định: mỗi người có trách nhiệm “ghé vai gánh vác một phần” vì quyền lợi, quyền hạn bao giờ cũng đi đôi với trách nhiệm, nghĩa vụ.






Câu 8: Phân tích tư tưởng HCM về vị trí và vai trò của văn hóa trong đời sống XH






Văn hóa giữ vị trí và vai trò vô cùng quan trọng, văn hóa phải ở trong kinh tế và chính trị, có tác động qua lại với kinh tế và chính trị, phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, thúc đấy xây dựng và phát triển kinh tế.






Theo Hồ Chí Minh, chính trị và xã hội có được giải phóng thì văn hóa mới được giải phóng. Chính trị giải phóng mở đường cho văn hóa phát triển






Văn hóa lầ những giá trị tinh thần, người viết vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống, loài người mới phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đưc, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, ngững










công cụ sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc,…. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh nó tức là văn hóa. Văn hóa là tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà con người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống, và sinh tồn.






Vì vây người nhận định: Môt là, văn hoá là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng Hồ Chí Minh đặt văn hoá ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội, tạo thành 4 vấn đề chính của đời sống và chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau.






Trong đó, chính trị, xã hội có được giải phóng thì văn hoá mới được giải phóng. Ngược lại, chính trị giải phóng sẽ mở đường cho văn hoá phát triển. Người nói: "Xã hội thế nào thì văn hoá thế ấy. Văn nghệ của ta rất phong phú, nhưng dưới chế độ thực dân và phong kiến nhân dân ta bị nô lệ, thì văn nghệ cũng bị nô lệ, bị tồi tàn, không thể phát triển được" Phải tiến hành cách mạng chính trị trước, cụ thể là cách mạng giải phóng dân tộc để giành chính quyền, từ đó giải phóng văn hoá, mở đường cho văn hoá phát triển.






Trong quan hệ với kinh tế thì, kinh tế thuộc về cơ sở hạ tầng, là nền tảng của việc xây dựng văn hoá. Cho nên, phải chú trọng xây dựng kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng để có điều kiện cho việc xây dựng và phát triển văn hoá. Kinh tế phải đi trước một bước.






Hai là, văn hoá không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị, phải phục vụ nhiệm vụ chính trị và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế. Hồ Chí Minh cho rằng, văn hoá có tính tích cực, chủ động, nó đóng vai trò như một động lực to lớn thúc đẩy kinh tế và chính trị phát triển. Người khẳng định: "Trình độ văn hoá của nhân dân lên cao sẽ giúp cho chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ, cần thiết để xây dựng nước ta thành một nước hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh" "Văn hoá ở trong chính trị" tức là văn hoá phải tham gia nhiệm vụ chính trị, tham gia cách mạng, kháng chiến và xây dựng CNXH. + "Văn hoá ở trong kinh tế" tức là văn hoá phải phục vụ, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế".






Văn hoá ở trong kinh tế và chính trị" cũng có nghĩa là chính trị và kinh tế phải có tính văn hoá. Trong kháng chiến chống Pháp, quan điểm "Văn hoá cũng là một mặt trận"; "Kháng chiến hoá văn hoá, văn hoá hoá kháng chiến" mà Người đưa ra đã tao nên một phong trào văn hoá, văn nghệ sôi động, đem lại sức mạnh vượt trội cho nhân dân Việt Nam đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và sau này là đế quốc Mỹ.






Câu 9: Phân tích tư tưởng HCM về tính chất của văn hóa






Trả lời: Bác Hồ quan tâm tới việc xây dựng nền văn hoá mới, coi đó là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng. Đặc điểm chung nhất của nền văn hoá mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh là xua tan bóng tối của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, của dốt nát, đói nghèo, bệnh tật đè nặng lên cuộc sống của nhân dân ta. Văn hoá mới là phải giáo dục nhân dân ta tinh thần cần, kiệm, liêm chính, tự do tín ngưỡng, không hút thuốc phiện; là chống giặc dốt. Trong thời kì cách mạng dân tộc dân chủ, nền văn hoá mới là nền văn hoá dân chủ mới, đồng thời là nền văn hoá kháng chiến. Nền văn hoá đó có ba tính chất : dân tộc - khoa học - đại chúng.






Tính chất dân tộc: là cái “cốt”, cái tinh tuý bên trong rất đặc trưng riêng của nền văn hoá dân tộc, nó phân biệt, không nhầm lẫn với văn hoá của các dân tộc khác. Tính dân tộc của nền văn hoá không chỉ thể hiện ở chỗ biết giữ gìn, kế thừa, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, mà còn phải phát triển bổ sung những tinh tuý mới, những truyền thống tốt đẹp ấy cho phù hợp với điều kiện lịch sử mới của đất nước.






Tính chất khoa học: là nền văn hoá phải thuận với trào lưu tiến hoá của tư tưởng hiện đại. Đó là hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.






Tính chất đại chúng của nền văn hoá được thể hiện ở chỗ nền văn hoá ấy phải phục vụ nhân dân và do nhân dân xây dựng nên, đậm đà tính nhân văn.










Nói chung, tính chất của nền văn hoá mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong hai giai đoạn cách mạng cũng chính là tính chất của nền văn hoá được Đảng ta xác định trong công cuộc đổi mới. Đó là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nhận thức đó cho thấy nền văn hoá nhân dân ta xây dựng dưới sự dưới sự lãnh đạo của Đảng bao hàm các tính dân tộc, tính khoa học, tính hiện đại, tính nhân văn, tính đại chúng.






Câu 10: Phân tích tư tưởng HCM về chức năng của văn hóa






Trả lời: Chức năng của văn hóa mới rất phong phú, đa dạng. Hồ Chí Minh cho rằng, văn hóa có ba chức năng chủ yếu sau đây:






Một là, bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp. Văn hóa thuộc đời sống tinh thần của xã hội. Tư tưởng và tình cảm là vấn đề chủ yếu nhất của đời sống tinh thần của xã hội và con người. Vì vậy, theo Hồ Chí Minh, văn hóa phải thấm sâu vào tâm lý quốc dân để thực hiện chức năng hàng đầu là bồi dưỡng nâng cao tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho con người, đồng thời loại bỏ những tư tưởng sai lầm, tình cảm thấp hèn. Tư tưởng và tình cảm rất phong phú, nhưng phải đặc biệt quan tâm tới những tư tưởng và tình cảm chi phối đời sống tinh thần của mỗi con người và cả dân tộc.






Lý tưởng là điểm hội tụ của tư tưởng lớn. Hồ Chí Minh khẳng định văn hóa phải làm cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, tự cường, độc lập, tự do; phải làm cho quốc dân "có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng". Đó là lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội,






Tình cảm lớn, theo Hồ Chí Minh là lòng yêu nước, thương dân, thương nhân loại bị đau khổ, áp bức. Đó là tính trung thực, thẳng thắn, thủy chung; đề cao cái chân, cái thiện, cái mỹ... Tình cảm đó thể hiện trong nhiều mối quan hệ: với gia đình, quê hương, dân tộc, nhân loại, với bạn bè, đồng chí, quan hệ thầy trò.






Tư tưởng và tình cảm có mối quan hệ gắn bó với nhau. Tình cảm cao đẹp là con đường dẫn tới tư tưởng đúng đắn; tư tưởng đúng làm cho tình cảm cao đẹp hơn, làm cho con người ngày càng hoàn thiện. Văn hóa còn góp phần xây đắp niềm tin cho con người, tin ở bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tin vào nhân dân, tin vào tiền đồ của cách mạng.






Hai là, mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí.






Văn hóa luôn gắn với dân trí. Không có văn hóa không có dân trí. Văn hóa nâng cao dân trí theo từng nấc thang, phục vụ mục tiêu cách mạng trước mắt và lâu dài.






Nâng cao dân trí đó là trình độ hiểu biết, vốn tri thức của con người, phải bắt đầu từ việc làm cho người dân biết đọc, biết viết. Tiếp đến là sự hiểu biết các lĩnh vực khác nhau về chính trị, kinh tế, văn hóa...






Từng bước nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, khoa học - kỹ thuật, thực tiễn Việt Nam và thế giới... Đó là quá trình bổ sung kiến thức mới, làm cho mọi người không chỉ là chuyển biến dân trí mà còn nâng cao dân trí, điều mà khi chính trị chưa được giải phóng thì không thể làm được.






Tùy từng giai đoạn cách mạng mà mục đích của nâng cao dân trí có điểm chung và riêng, nhưng tất cả đều nhằm mục tiêu chung là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước có văn hóa cao và đời sống tươi vui hạnh phúc mục tiêu đó hiện nay Đảng ta chỉ rõ vì "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".






Ba là, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, những phong cách, lối sống lành mạnh, luôn hướng con người vươn tới cái chân, cái thiện, cái mỹ, không ngừng hoàn thiện bản thân mình. Những phẩm chất tốt đẹp làm nên giá trị của con người. Mỗi người phải biến tư tưởng và tình cảm lớn thành phẩm chất cao đẹp. Đó có thể là phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, phong tục tập quán của cả cộng đồng phẩm chất chuyên môn, nghiệp vụ.






Người chỉ rõ có được những phẩm chất và phong cách đó, tự bản thân con người rèn luyện chưa đủ, mà hoạt động văn hóa thấm sâu vào tâm lý quốc dân, phải tham gia chống được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ, chống sự lạm dụng quyền lực, tham quyền cố vị dẫn tới sự tha hóa con người. Văn hóa giúp cho










con người phân biệt cái tốt với cái xấu, cái lạc hậu và cái tiến bộ... Từ đó văn hóa hướng con người vươn tới cái chân, thiện, mỹ.






Câu 11: Phân tích tư tưởng HCM về vai trò của đạo đức cách mạng.






Trả lời: Đạo đức là những nguyên tắc chuẩn mực dùng để điều chỉnh mối quan hệ của con người với con người và xã hội: đạo đức ra đời từ rất sớm và nó gắn liền với mỗi chế độ xã hội.






Theo Lênin đạo đức mới là “đạo đức đó là góp phần phá hủy xã hội cũ của bọn bóc lột và góp phần đoàn kết tất cả những người lao động chung quanh giai cấp vô sản đang sáng tạo ra XH mới của những người cộng sản”. vậy đạo đức chính là những phẩm chất đòi hỏi con người cần phải có để tham ra cuộc đấu tranh cho ĐLDT, và CNXH.






HCM khẳng định đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.






Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là công việc vẻ vang nhưng cũng rất khó khăn, nặng nề, “sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm cụ cách mạng vẻ vang”2. Người cách mạng muốn cho dân tin, dân yêu thì phải có tư cách đạo đức đã.






Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Người luôn trăn trở với nguy cơ thoái hoá biến chất của cán bộ, đảng viên. Vì vậy, Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng phải “là đạo đức, là văn minh”.






Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức trong hành động, lấy hiệu quả thực tế làm thước đo. Người luôn đặt đức - tài trong mối quan hệ gắn bó mật thiết. Đức là gốc nhưng đức và tài, hồng và chuyên phải kết hợp, năng lực và phẩm chất phải đi đôi, không thể có mặt này, thiếu mặt kia.






Người phân tích: Người nào có đức mà không có tài thì cũng chẳng khác gì ông bụt ngồi trong chùa, không làm hại ai, nhưng cũng chẳng cóích gì. Ngược lại, nếu có tài mà không có đức thì cũng chẳng khác gì một anh làm kinh doanh giỏi, đem lại nhiều lãi, nhưng lãng phí, tham ô, ăn cắp của công, thì như vậy chỉ có hại cho dân, cho nước, còn sự nghiệp của bản thân thì sớm muộn cũng đổ vỡ. Người thực sự có đức thì bao giờ cũng cố gắng học tập, nâng cao trình độ, nâng cao năng lực, tài năng để hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.






“Có tài mà không có đức là người vô dụng Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”






“Có trí tuệ mà không có đạo lý, phải coi như con cọp có thêm lưỡi gươm” - Marden






“Có đạo đức mà không có tài năng như áo giáp không gươm, chỉ có thể bảo vệ được mình mà không che chở cho bạn bè được”- Colton.






Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội






Theo Hồ Chí Minh, sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội chưa phải là ở lý tưởng cao xa, ở mức sống vật chất dồi dào, ở tư tưởng được tự do giải phóng, mà trước hết là ở những giá trị đạo đức cao đẹp, ở phẩm chất của những người cộng sản luôn sống và chiến đấu cho lý tưởng đó của loài người thành hiện thực. Bác nói: “Đối với phương Đông một tấm gương sống còn có giá trị hơn 100 bài diễn văn tuyên truyền”. Và cuộc đời của Người chính là một tấm gương đạo đức sáng ngời, chẳng những có sức hấp dẫn lớn lao, mạnh mẽ với nhân dân Việt Nam mà còn cả với nhân dân thế giới. Tấm gương của Người trở thành nguồn cổ vũ, động viên tinh thần quan trọng đối với nhân dân ta và nhân loại tiến bộ đoàn kết đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.














Câu 12: Phân tích tư tưởng HCM về phẩm chất đạo đức: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư






Trả lời: Đức tính “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” theo HCM là nền tảng của đời sống mới là phẩm chất hàng đầu của đạo đức cách mạng, chính là bốn đức tính của con người, như trời có bốn mùa, đất có bốn phương gắn liền với những hoạt động hằng ngày của con người và Người giải thích cặn kẽ, cụ thể nội dung từng khái niệm:






Cần: là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động có tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm. Phải thấy rõ “lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta”.






Kiệm: là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của dân, của nước, của bản thân mình, tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ ; “không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi, không phô trương, hình thức...”kiệm là phẩm chất trong tư tưởng người còn đồng nghĩa với năng suất vao trong lao động, đời sống, trong công tác.






Liêm là “luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân; không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của nhà nước, của nhân dân”. Phải trong sạch, không tham lam địa vị, tiền của, danh tiếng, sung sướng. Không tâng bốc mình. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ. Hành vi trái với chữ liêm là:... cậy quyền thế mà đục khoét, ăn của dân, hoặc trộm của công làm của riêng. Dìm người giỏi, để giữ địa vị và danh tiếng của mình là trộm vị. Gặp việc phải, mà sợ khó nhọc nguy hiểm, không dám làm là tham uý lạo. Cụ Khổng nói: người mà không liêm, không bằng súc vật. Cụ Mạnh nói: ai cũng tham lợi thì nước sẽ nguy.






Chính: là không tà, thẳng thắn, đứng đắn. Đối với mình, với người, với việc.






Đối với mình, không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn kiểm điểm mình để phát huy điều hay, sửa đổi điều dở.






Đối với người, không nịnh hót người trên, xem khinh người dưới; luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, không dối trá, lừa lọc, luôn giữ thái độ chân thành khiêm tốn, đoàn kết.






Đối với việc, được giao nhiệm vụ gì quyết làm cho kỳ được, “việc thiện dù nhỏ mấy cũng làm, việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh” để việc công lên trên việc tư, làm việc gì cho đến nơi, đến chốn, không ngại khó, nguy hiểm, cố gắng làm việc tốt cho dân cho nước.






Chí công vô tư, Người nói: "Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc". “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”; phải "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ". là làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lợi ích của cách mạng. Thực hành chí công vô tư là quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng. “phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ (tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc). Chủ nghĩa cá nhân chỉ biết đến mình, muốn “mọi người vì mình”. Nó là giặc nội xâm, còn nguy hiểm hơn cả giặc ngoại xâm. Hồ Chí Minh viết: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”.






Chí công vô tư là tính tốt có thể gồm 5 điều: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm. Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là để vững vàng qua mọi thử thách : “Giàu sang không quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục”.






Câu 13: Phân tích tư tưởng HCM về phẩm chất đạo đức: “trung với nước”, “hiếu với dân”






Trả lời: Hồ Chí Minh cho rằng phẩm chất đạo đức quan trọng và bao trùm nhất của con người Việt Nam là trung với nước, hiếu với dân. Từ khái niệm cũ "trung với vua, hiếu với cha mẹ" trong đạo đức truyền thống của xã hội phong kiến phương Đông, Hồ Chí Minh đưa vào đó Tư tưởng trung với nước, hiếu với dân của Hồ Chí Minh không chỉ đã kế thừa được những giá trị của chủ nghĩa yêu nước truyền thống của dân tộc






mà còn vượt qua được hạn chế của truyền thống đó. Trung với nước là trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước.phản ánh đạo đức ngày nay cao rộng hơn là “Trung với nước hiếu với dân”. Đó là một cuộc cách mạng trong quan niệm đạo đức giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của cá nhân. Trong thời đại Hồ






Chí Minh.






Trung, hiếu là những khái niệm đã có trong tư tưởng đạo đức truyền thống Việt Nam và phương Đông theo quan niệm truyền thống, trung là trung quân, là trung thành với vua mà trung thành với vua là trung thành với nước. Ở đây vua với nước là một. Hiếu có nghĩa con, cháu hiếu thảo với cha mẹ, ông bà, chữ hiếu chỉ thu hẹp trong phạm vi gia đình, bổn phận của dân đối với vua, con đối với cha mẹ: “Trung với vua, hiếu với cha mẹ”.






Hồ Chí Minh đã mượn khái niệm cũ và đưa vào nội dung mới: “Trung với nước, hiếu với dân”, tạo nên một cuộc cách mạng trong quan niệm về đạo đức.






Trung với nước là tuyệt đối trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, trung thành với con đường đi lên của đất nước; là mong muốn mỗi người Việt Nam phải trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Đây là một lời kêu gọi hành động, vừa là định hướng chính trị - đạo đức cho mỗi con người Việt Nam không chỉ trong cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta từ trước đến nay, mà còn lâu dài về sau.






Trung với nước phải gắn liền hiếu với dân. Vì nước là nước của dân, còn nhân dân là chủ của đất nước. Đây là chuẩn mực đạo đức có ý nghĩa quan trọng hàng đầu.






Hiếu với dân thể hiện ở chỗ thương dân, tin dân, gắn bó với dân, kính trọng và học tập nhân dân, lấy dân làm gốc, phục vụ nhân dân hết lòng. Hồ Chí Minh luôn xác định ''bao nhiêu quyền hạn đều của dân'', ''bao nhiêu lợi ích đều vì dân''. Đảng và Chính phủ là '' đầy tớ của nhân dân'', chứ không phải là ''quan nhân dân để đè đầu cưỡi cổ nhân dân''. Nước ở đây là nước của nhân dân, nhân dân là người chủ của đất nước






Đối với cán bộ lãnh đạo, đảng viên, Hồ Chí Minh cho rằng phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, thường xuyên quan tâm cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí. của đạo đức cách mạng là ''tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân'', là ''trung với nước, hiếu với dân'', hơn nữa phải là ''tận trung, tận hiếu'' thì mới xứng đáng vừa là người lãnh đạo, vừa là đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Tư tưởng hiếu với dân không còn dừng lại ở chỗ thương dân mà còn phải phục vụ hết lòng vì dân. Vì vậy phải gần dân, gắn bó với dân, kính trọng và học tập dân, dựa hẳn vào dân, lấy dân làm gốc. Đối với cán bộ lãnh đạo, phải nắm vững dân tình. Hiểu rõ dân tâm, phải thường xuyên quan tâm đến việc cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí để dân hiểu được quyền và trách nhiệm của người chủ đất nước. Có như vậy người lãnh đạo sẽ được dân tin yêu, quý mến, kính trọng.






Câu 14: Phân tích tư tưởng HCM về nguyên tắc đạo đức “xây đi đôi với chống” cho ví dụ






Trả lời: Xây dựng đạo đức mới là phải giáo dục những phẩm chất, những chuẩn mực đạo đức mới cho con người Việt Nam trong thời đại mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh, từ gia đình, nhà trường, đến xã hội. Phải khơi dậy ý thức đạo đức lành mạnh ở mọi người. Bên cạnh đó, phải không ngừng chống lại những cái xấu, cái sai, cái vô đạo đức. Xây đi đôi với chống, muốn chống phải xây, chống nhằm mục đích xây.






HCM đã chỉ ra rằng” Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng”. Bản thân sự tự giác cũng là một phẩm chất đạo đức cao quý đối với mỗi người và mỗi tổ chức, trước hết là Đảng.






HCM cho rằng, trên con đường đi tới tiến bộ và cách mạng, đạo đức mới chỉ có thể được xây dựng thành công trên cơ sở kiên trì mục tiêu chống CNĐQ, chống những thói quen và tập quán lạc hậu và loại trừ chủ nghĩa cá nhân. Đây thực sự là một cuộc chiến đấu khổng lồ giữa tiến bộ và lạc hậu, giữa cách mạng và phản cách mạng. Đề giành được thắng lợi trong cuộc chiến này, điều quan trọng là phải phát hiện sớm, phải


















tuyên truyền, vận động hình thành phong trào quần chúng rộng rãi đấu tranh cho sự lành mạnh, trong sạch về đạo đức






VD: Baphong trào “Ba xây-Ba chống” là một cuộc vận động chính trị sâu rộng ở miền Bắc trong quá trình thực hiện kế hoạch xây dựng kinh tế 5 năm lần thứ nhất theo Nghị quyết Đại hội là: “Ra sức tự lực cánh sinh để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Sản xuất nhiều, nhanh, tốt, rẻ để nâng cao đời sống của nhân dân, “Chống lãng phí sức người, chống lãng phí thời gian, chống lãng phí máy móc” Cuộc vận động “Ba xây-Ba chống” sẽ giúp chúng ta thuận lợi tiến đến mục đích tốt đẹp đó.






Câu 15: Phân tích bản chất giai cấp công nhân thống nhất với tính nhân dân và dân tộc của nhà nước theo tư tưởng HCM






Trả lời: Sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc; từ sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam, một Đảng mang bản chất giai cấp công nhân, đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam.






Tính nhân dân của nhà nước ta biểu hiện tập trung ở chỗ đó là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Tính nhân dân biểu hiện cụ thể trong cơ cấu tham chính, với sự có mặt rộng rãi của mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội, từ nông dân, công nhân, trí thức, phụ nữ, tôn giáo, dân tộc, kể cả công chức, quan lại cũ tiến bộ, không phân biệt nguồn gốc, miễn là thành thật hợp tác, vì quyền lợi của dân tộc.






Tính dân tộc của nhà nước ta được thể hiện trước hết ở chỗ Nhà nước thay mặt nhân dân thực thi chủ quyền dân tộc, đấu tranh cho lợi ích của dân tộc, đấu tranh với mọi xu hướng đi ngược lại lợi ích của dân tộc.






Tính dân tộc còn thể hiện sâu sắc ở chỗ, nguồn gốc sức mạnh của Nhà nước ta là khối đại đoàn kết toàn dân trong Mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng; Nhà nước luôn hoạt động vì lợi ích quốc gia, của dân tộc, kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và có chính sách đúng đắn để giải quyết vấn đề dân tộc.






Cơ sở khách quan đảm bảo tính thống nhất này chính là ở chỗ giai cấp công nhân lãnh đạo Nhà nước, mà “quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và của cả dân tộc là một”. Giai cấp công nhân không có lợi ích nào khác lợi ích của dân tộc, của nhân dân và chỉ có giải phóg dân tộc mới giải phóng được giai cấp công nhân một cách triệt để.






Mối quan hệ biện chứng bản chất giai cấp công nhân thống nhất với tính nhân dân và tính dân tộc của Nhà nước thể hiện ở chỗ:






Nhà nước ta ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ của rất nhiều thế hệ người Việt Nam từ quá trình dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm của dân tộc. Lấy lợi ích của dân tộc làm nền tảng và bảo vệ lợi ích cho nhân dân. Chính phủ do Hồ Chí Minh đứng đầu luôn là Chính Phủ đại đoàn kết dân tộc.






Trong thực tế, Nhà nước ta khi vừa mới ra đời đã đứng ra làm nhiệm vụ của cả dân tộc giao phó, đã lãnh đạo nhân dân tiến hành các cuộc kháng chiến để bảo vệ nền độc lập, tự do của tổ quốc, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần tích cực vào sự phát triển tiến bộ của thế giới.






Câu 16: Phân tích tư tưởng HCM về nguyên tắc đạo đức “Nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức”






Trả lời: Nói đi đôi với làm được HCM coi là nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong xây dựng một nền đạo đức mới.Nói đi đôi với làm là đặc trưng bản chất của tư tưởng đạo đức HCM- đạo đức cách mạng.






Đối với mỗi người, lời nói phải đi đôi với việc làm thì mới đem lại hiệu quả thiết thực cho chính bản thân và có tác dụng đối với người khác. Nếu nói nhiều, làm ít, nói mà không làm, hơn nữa, nói một đằng, làm một nẻo thì chỉ đem lại hiệu quả phản tác dụng mà thôi. Nói mà không làm gọi là đạo đức giả. Sau này, Người đã nhiều lần bàn đến việc tẩy sạch căn bệnh quan liêu, coi thường quần chúng của một số cán bộ,














đảng viên “ miệng thì nói dân chủ, nhưng làm việc thì họ theo lối “quan chủ”, làm trái ngược với lợi ích quần chúng, trái ngược với phương châm và chinh sách của Đảng và Chính phủ, làm tổn hại uy tín của Đảng của chính phủ trước nhân dân.






Nêu gương về đạo đức là một nét đẹp trong truyền thống phương Đông. HCM khẳng định: “Nói chung thì các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Nói đi đôi với làm phải gắn với nêu gương về đạo đức.






HCM cho rằng, trong việc xây dựng một nền đạo đức mới, đạo đức cách mạng phải đặc biệt chú trọng đạo làm gương. “Lấy gương người tốt, việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”. Phải luôn chú ý phát hiện, xây dựng những điển hình người tốt, việc tốt trong mọi lĩnh vực của đời sống.






Nêu gương về đạo đức phải diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi. Trong gia đình, đó là tấm gương của bố mẹ đối với con cái, của anh chị đối với các em, của ông bà đối với con cháu; trong nhà trường, đó là tấm gương của thầy cô giáo đối với học sinh; trong tổ chức, tập thể là tấm gương của người lãnh đạo, của cấp trên đối với cấp dưới; trong xã hội là tấm gương của người này đối với người kia, của thế hệ trước đối với thế hệ sau.






Tấm gương đạo đức của Hồ Chủ tịch là tấm gương chung cho cả dân tộc, cho các thế hệ người Việt Nam mãi mãi về sau






Câu 17: Phân tích tư tưởng HCM về những biện pháp xây dựng con người mới.






Trả lời: Xuất phát từ quan niệm coi con người là vốn quý nhất, là yếu tố quyết định đối với sự thành bại của cách mạng, là mục tiêu và động lực của cách mạng, Hồ Chí Minh hết sức coi trọng chiến lược con người. “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa” Trồng người” là yêu cầu khách quan, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cách mạng. và Con người phải được đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển, nhằm phát huy cao nhất mọi tiềm năng của con người.






Để thực hiện chiến lược “trồng người” có nhiều biện pháp, nhưng theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, giáo dục đào tạo là quan trọng nhất. Người nói:






“Ngủ thì ai cũng như lương thiện, Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền. Hiền, dữ đâu phải là tính sẵn, Phần nhiều do giáo dục mà nên”.






Người cho rằng, để “trồng người” có hiệu quả, cần tiến hành đồng bộ các giải pháp sau:






Trước hết, mọi người phải tự tu dưỡng, rèn luyện. Tu dưỡng hàng ngày, bền bỉ suốt đời, gắn với thực tiễn cách mạng. Trong khi xây dựng những đức tính tốt, phải có bản lĩnh chống lại mọi thói hư tật xấu như lối sống bàng quan, vị kỉ cá nhân, thiếu tinh thần trách nhiệm, chống tham nhũng, xa hoa, lãng phí,…






Phải dựa vào sức mạnh tổ chức của cả hệ thống chính trị. Đó là vai trò của chi bộ Đảng, của các tổ chức chính trị - xã hội như công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội thanh niên, sinh viên Việt Nam,…






Thông qua các phong trào cách mạng như phong trào “Thi đua yêu nước”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, phong trào “người tốt việc tốt”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, xoá đói giảm nghèo, xây dựng gia đình văn hoá, làng, xã, phường văn hoá,…






Tải PDF về tham khảo tại đây

Tên

Discoveries,44,Documents,29,Entertainment,25,Funny,12,Health,19,Hưng Hà Thái Bình,17,IELTS,4,Memories,82,Review,8,Securities,4,Stories,58,Studies,102,Technology,48,thpt hưng nhân,10,Tips,60,videos,30,
ltr
item
Lê-Huynh.Vn: Đề cương chi tiết tư tưởng Hồ Chí Minh - ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Đề cương chi tiết tư tưởng Hồ Chí Minh - ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Lê-Huynh.Vn
https://www.xn--l-huynh-jya.vn/2015/07/e-cuong-chi-tiet-tu-tuong-ho-chi-minh-h.html
https://www.xn--l-huynh-jya.vn/
https://www.xn--l-huynh-jya.vn/
https://www.xn--l-huynh-jya.vn/2015/07/e-cuong-chi-tiet-tu-tuong-ho-chi-minh-h.html
true
214796342330252446
UTF-8
ĐÃ TẢI HẾT CÁC BÀI ĐĂNG Not found any posts XEM HẾT ĐỌC HẾT TRẢ LỜI HỦY TRẢ LỜI XÓA By TRANG CHỦ TRANG BÀI ĐĂNG XEM HẾT ĐỀ XUẤT CHO BẠN NHÃN LƯU TRỮ TÌM KIẾM XEM TẤT CẢ BÀI ĐĂNG KHÔNG TÌM THẤY KẾT QUẢ VỀ TRANG CHỦ Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share. STEP 2: Click the link you shared to unlock Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy