Phần 1 - Đề Cương chi tiết ôn tập môn đường lối cách mạng việt nam HaUI from Huynh ICT các bạn vào đường link trên để download nh...
các bạn vào đường link trên để download nhé.
Câu 1: Những chính sách khai thác và thống trị của thực dân Pháp ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
*Quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp:
- Năm 1858, Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam.
- Năm 1884, Việt Nam biến thành thuộc địa của Pháp.
*Chính sách cai trị của thực dân Pháp
- Về chính trị: Thực dân Pháp tước bỏ quyền lực đối nội và đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn; chia Việt Nam ra thành 3 xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng, cấu kết với địa chủ.
- Về kinh tế: Thực dân Pháp tiến hành cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; đầu tư vốn khai thác tài nguyên (mỏ than, mỏ thiết, mỏ kẽm…); xây dựng một số cơ sở công nghiệp (điện, nước); xây dựng hệ thống đường bộ, đường thuỷ, bến cảng phục vụ cho chính sách khai thác thuộc địa của nước Pháp.
- Về văn hoá: Thực dân Pháp thực hiện chính sách văn hoá giáo dục thực dân; dung túng, duy trì các hủ tục lạc hậu…
>> Chính sách của pháp đã du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào nước ta, tạo nên những chuyển biến trong nền kinh tế, xã hội Việt Nam nhưng cũng dẫn đến những hậu quả tiêu cực về kinh tế, xã hội.
Câu 2: Những chuyển biến xã hội Việt Nam dưới chính sách cai trị của thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX?
– Tình cảnh xã hội:
• Trước khi TDP xâm lược thì VN vẫn là một nước phong kiến.
• Sau khi Pháp xâm lược thì VN là 1 nước thuộc địa nửa phong kiến. Là xã hội phản động đi ngược với sự phát triển xã hội loài người. Yêu cầu đặt ra là cần phải xóa bỏ.
– Mâu thuẫn xã hội: VN là một nước nửa phong kiến nữa thuộc địa.
Trước: Địa chủ phong kiến >< Nông dân Sau: Dân tộc VN >< TDP
Đặt ra 2 nhiệm vụ:
• Nhiệm vụ dân chủ: Đánh phong kiến để dành ruộng đất cho nhân dân.
• Nhiệm vụ dân tộc: Đánh đế quốc để giành độc lập tự do cho dân tộc.
– Kinh tế:
Trước: Nền nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu.
Sau: Cùng tồn tại song song 2 hệ thống sản xuất là TBCN và phong kiến. Cho nên nền kinh tế nước ta lúc bấy giờ què quặt không thể phát triển một cách bình thường và phụ thuộc vào Pháp.
– Sự phân hóa giai cấp:
+ Trước: Chỉ có 2 giai cấp là nông dân và địa chủ
+ Sau :
• Nông dân: bị áp bức bọc lột nặng nề, bị cướp đoạt ruộng đất.
• Địa chủ:
+ Đại địa chủ bắt tay với TDP đàn áp nước ta.
+ Địa chủ vừa và nhỏ (có ít hơn 50 mẫu ruộng tính theo Bắc Bộ)
• Công nhân:
• Tư sản:
+ Tư sản mại bản: liên kết với P để thu lợi nhuận từ việc bóc lột nhân dân.
+ Tư sản dân tộc
• Tiểu tư sản: người có tri thức sống ở thành thị và là bộ phận tiếp thu cái mới và truyền bá cái mới.