Giới thiệu đền thờ các vua Trần ở Thái Bình



KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN THỜ CÁC VUA TRẦN


Đền Trần Thái Bình là một quần thể di tích gồm các đền thờ, lăng mộ thờ các vị vua quan nhà Trần. Đền thờ các vua Trần trên đất phát tích Thái Bình (còn gọi là Thái Đường Lăng) thuộc làng Tam Đường, xã Tiến Đức huyện Hưng Hà. Hệ thống các di tích lịch sử ở đây gồm Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần đều đã được chính phủ Việt Nam xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt quan trọng.
Địa chỉ: Xã Tiến Đức - Huyện Hưng Hà - Thái Bình - Tỉnh Thái Bình


Ghi chú: xem bản đồ dưới dạng "vệ tinh" và kéo + phóng to/nhỏ để dễ nhìn tổng quan nhất về khu di tích.


Một số hình ảnh tại đền trần trong và ngoài lễ hội:



 ​Toàn Ảnh Sân Và Cổng Đền Trần Thái Bình ngày nay






chủ tịch nước Trương Tấn Sang thắp hương tại đền trần 2012

 






Xem thêm video:







TAM ĐƯỜNG - ĐẤT PHÁT NGHIỆP


NƠI ĐẶT MỘ TỔ CÁC VUA HOÀNG HẬU - CÔNG CHÚA NHÀ TRẦN


I, Truyền thuyết về mộ tổ nhà Trần ở Thái Đường


         Ông tổ họ Trần (Trần Kinh) đến ở hương Tức Mặc (Nam Định ngày nay) rất thạo sông nước, sống bằng nghề chài lưới lênh đênh trên sông Nhị Hà, chỗ nào cũng là nhà, lấy người con gái ở hương ấy sinh ra Trần Hấp. Vào thời Lý Thần Tông (1128 - 1138), có một thầy địa lí  đi xem tướng đất, thấy ở Hương Tinh Cương xã Thái Đường huyện Ngự Thiên phủ Long Hưng có một Gò Hỏa Tinh, thầy cười mà nói rằng: ở nơi bằng phẳng lại nổi lên một gò lớn, hẳn không phải là một hoang địa.

         Thầy vào làng bên nghỉ trọ trong một gia đình, biết là thầy là người giỏi xem đất gia đình ngỏ ý nhờ thầy giúp đỡ tìm nơi đặt mộ. Xong việc gia đình ấy đem lòng bội bạc trói thầy địa lí quảng xuống sông. May thay gặp lúc thủy triều xuống và lúc đó Trần Hấp đánh cá gần đó thấy người kêu cứu liền tới đem thuyền và hỏi duyên cớ. Cảm ơn sự chăm lo chu đáo của Trần Hấp thầy địa lí thưa rằng: “Tôi đội ơn người đã cứu tôi thoát nạn xin tìm nơi cát địa để báo ơn ”.

          Theo sự chỉ dẫn của thầy, giờ lành ngày Tân Dậu tháng Đinh Tỵ năm Quý Sửu, Trần Hấp di mộ cha từ Tức Mặc (Nam Định) về đặt tại gò Hỏa Tinh. Mộ đặt ở hướng Càn (Bắc) nhìn ra ngã ba song lớn, tục gọi là Cửa Vàng. Thế đất đặt mộ cha Trần Hấp theo thầy địa lí là :  “Phấn đại đương giao chiếu, liên hoa đối diện sinh, tha nhật dĩ đắc thiên hạ” (Nghĩa là phấn son cùng chiếu rọi, trước mặt nở hoa sen, sau này có người do nhan sắc mà lấy được thiên hạ).

           Trải qua 28 năm trước khi sinh Trần Lý, Trần Nghị, hẳn Trần Hấp đã gắn bó với vùng đất Thái Đường. Khi Trần Lý trưởng thành đã tiến về phía Bắc và định cư ở làng Hải ấp (nay là xã Canh Tân) cách Tiến Đức 3km. Vào thời Lý Cao Tông (1176 - 1210) Hải ấp là quê hương tướng quân Đàn Phụng Thị, một danh nhân triều Lý. Con gái của Đàm tướng quân trở thành hoàng hậu của vua Lý Cao Tông. Bà hoàng hậu họ Đàm đã sinh ra Thái Tử Sảm.

           Lúc ấy họ Trần ở vùng Hải ấp (Hưng Hà) là quê ngoại của Thái Tử Sảm, nhờ có nghề chài lưới mà giàu có, có thế lực, quy tụ được long dân. Trần Lý sinh được 4 người con (2 trai, 2 gái). Một trong hai người con ấy là Trần Thị Dung, sau này kết duyên với Thái tử Sảm0 của vương triều Lý. Thiên tình sử đó diễn ra trong bối cảnh quốc gia có nhiều biến loạn. Kết quả của cuộc tình mặn mà ấy là hai công chúa Thuận Thiên và Chiêu Thánh ra đời, để rồi sau này Chiêu Thánh công chúa (Lý Chiêu Hoàng) trở thành hoàng hậu đầu tiên của vua Trần, đó là Trần Cảnh.

          Như vậy nhà Trần ở Tức Mặc chỉ có một đời, từ đời Trần Hấp đã di mộ tổ sang Thái Đường (năm Quý Sửu 1133), thì Tức Mặc chỉ còn là quê ngoại. Tính đến Trần Cảnh thì nhà Trần ở đất Long Hưng, trước khi dấy nghiệp có tới 4 đời vua (khoảng 70 năm): Trần Hấp sinh Trần Lý, Trần Lý sinh Thừa, Thừa sinh Cảnh là vị vua khai sáng triều Trần.

           Vì vậy có thể nói rằng: Thái Đường Phủ Lộ Long Hưng (Tiến Đức ngày nay) là nơi phát tích nhà Trần, nơi sinh tồn phát triển và dựng nghiệp của một triều đại có nhiều công lao xây dựng và bảo vệ quốc gia Đại Việt trong lịch sử phong kiến Việt Nam.





1. Cổng  Đền4. Tòa Bái Đường7. Tòa Đệ Nghị
2. Giếng Ngọc5. Sân Chầu8. Tòa Hậu Cung
3. Sân Đền6. Hai Tòa Giả Vũ

SƠ ĐỒ TOÀN CẢNH ĐỀN TRẦN (CŨ)


II, Quê hương, đất phát tích khởi nghiệp của nhà Trần


          Trong lịch sử phong kiến nước ta có 2 vấn đề: Tôn miếu và xã tắc là 1 mục tiêu quan trọng của mỗi vương triều. Xã tắc là đất đai cương vực, cộng với sức dân trăm họ, đó là cái sở hữu của vương triều. Xã tắc an hay nguy thì vương triều vững hay đổ. Tôn miếu và Lăng tẩm, cùng đền miếu thờ tổ tiên và các tiên đế, hoàng hậu là khí thiêng âm trạch truyền đời của Vương tộc, là lực lượng tinh thần để quy tụ lòng dân trăm họ dưới một ngọn cờ. Tôn miếu hưng hay phế, mồ mả tổ tiên an toàn hay bị đào bới, thì vương triều vinh hay nhục, còn uy linh ngự trị trên xã tắchay mất thiêng với bàn dân thiên hạ.

          Xưa nay các Vương triều từ thời Lý đều chọn đất phát tích làm nơi đặt tôn miếu như Đình Bảng (Hà Bắc) của nhà Lý, Lam Sơn của nhà Lê. Đến thời Trần, sự lựa chọn nơi đặt tôn miếu cũng nằm trong tư duy chính trị ấy. Như đã nêu trên và căn cứ thực tế đời sống cổ truyền dân tộc, thì quan niệm nơi sống và nơi chết có lien quan hữu cơ với nhau: “Sống ngâm da, chết ngâm xương”. Mộ tổ là tiêu chí quan trọng để có thể tìm kiếm đất phát tích của một dòng họ, một gia đình, vì vậy Thái Đường được nhà Trần chọn làm nơi đặt tôn miếu. Do vivj trí của Thái Đường thuận lợi cho giao thông vì thế được nhà Trần chọn là hậu phương của mình. Xét về địa thế quân sự, tôn miếu nhà Trần ở Thái Đường an toàn hơn cả Kinh Đô vì vậy các vùng phụ cận là nơi sơ tán của vương triều khi giặc kéo vào kinh đô. Trong đó có vai trò của người con gái làng Ngừ (Trần Thị Dung) vô cùng to lớn. Cuối thời Trầb, trước những cuộc lấn chiếm của người Chiêm Thành lợi thế quân sự đó không còn nữa, lặng mộ các đời sau chuyển về Yên Sinh – Quảng Ninh.


Vua Trần Thái Tông


Thái Tổ Trần Thừa


Vua Trần Nhân Tông


Vua Trần Thánh Tông


Thống Quốc Thái Sư Trần Thủ Độ


Linh Từ Quốc Mẫu Trần Thị Dung


III, Lịch sử hình thành


          Cách đây hơn 700 năm, tại đây, các vị vua khai nghiệp nhà Trần sinh ra và khởi nghiệp. Trong khoảng thời gian 175 năm tồn tại, triều Trần đã lãnh đạo quân dân Đại Việt lập nên những chiến công hiển hách, ba lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên - Mông hung hãn bậc nhất thời đó .

         Trong cả ba cuộc kháng chiến đó, sau thành Thăng Long, mảnh đất Long Hưng - Ngự Thiền đều là nơi nhà Trần chọn làm hậu cứ để xuất nhập thần kỳ.

          Lịch sử Việt Nam ghi nhận vương triều nhà Trần đã sinh ra các vị vua anh minh tuấn kiệt như Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông và rất nhiều tướng soái tài ba, nhân vật lịch sử kiệt xuất như Trần Thủ Độ, Linh từ  Quốc mẫu Trần Thị Dung, Trần Hưng Đạo...

          Cũng tại đây chứng kiến nhiều sự kiện trọng đại gắn liền với vương triều Trần như đại lễ bái yết tổ tiên và ăn mừng chiến thắng quân Nguyên - Mông lần thứ ba (17 tháng 3 năm 1288). Chính trong cuộc lễ lớn này, Vua Trần Nhân Tông đọc 2 câu thơ bất hủ:

“Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã

Sơn Hà thiên cổ điện kim âu”

(Đất nước hai phen chồn ngựa đá / Non sông ngàn thuở vững âu vàng).

          Mùa hạ 1312 vua Trần Minh Tông đi tuần thú biên giới phía Nam về, cũng làm lễ báo tiệp tại lăng các tiên đế tại Thái Đường Phủ Long Hưng.

          Tháng 11 - 1390 với chiến thắng của Trần Khát Chân tại cửa Hải Thị - Ngự Thiên giết được vua Chiêm là Chế  Bồng Nga, Vua Trần Thuận Tông cũng về Long Hưng bái yết để dâng công chiến thắng lên tổ tiên.

           Đặc biệt mảnh đất Tam Đường linh thiêng hiện lưu giữ hài cốt của các bậc tổ tiên triều Trần như Thủy tổ Trần Kinh, Thái tổ Trần Hấp, Nguyên tổ Trần Lý, Thái Thượng hoàng Trần Thừa... Khi các vị vua và hoàng hậu băng hà, trên một nửa được an táng tại quê nhà và đều được xây lăng miếu phụng thờ.

          Thái Đường Lăng là nơi an nghỉ vĩnh hằng của các vị vua đầu triều Trần: Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông. Các hoàng hậu sau khi qua đời đều được quy về hợp táng tại các lăng mộ Thọ Lăng, Chiêu Lăng, Dự Lăng, Quy Đức Lăng. Trong 4 vị hoàng hậu thì 2 vị được ghi rõ là Khâm Từ Bảo Thánh hoàng hậu (vợ vua Trần Nhân Tông), Tuyên Từ Hoàng Thái Hậu (em gái Khâm Từ). Hai vị còn lại khả năng là Thuận Thiên Hoàng Thái Hậu (vợ vua Trần Thái Tông) vàNguyên Thánh Thiện Bảo hoàng thái hậu (vua Trần Thánh Tông).

        Đây là đặc điểm độc nhất vô nhị trong các di tích về thời đại nhà Trần trong cả nước.


 IV,  Khu lăng mộ các vua Trần ở Tiến Đức - Hưng Hà


           Các công trình kiến trúc được bố trí theo trục chính, chia thành các không gian hành lễ, không gian nội tự đền, không gian vườn cây xanh… kế thừa và phát huy kiến trúc đình làng.

Riêng toà hậu cung Đền Trần có kết cấu chữ đinh, gồm hai toà tám gian, trên diện tích 359 m2, tôn vinh vẻ uy linh của hậu cung với hệ thống rồng đá được chạm trổ tinh vi, sống động.

+,  Tòa Hậu Cung

      -   Chính cung thờ:

          1, Linh vị cụ Trần Kinh (Truy tôn Mục tổ Hoàng đế)

          2, Linh vị cụ Trần Hấp (Truy tôn Linh tổ Hoàng đế)

          3, Linh vị Nguyên Tổ Trần Lý (Truy tôn Nguyên tổ Hoàng đế)

          4, Thánh Tượng Thái Tổ Trần Thừa (Truy tôn Thái tổ Hoàng đế). Ông là con trưởng của Trần Lý. Tháng 10 năm Bính Tuất (1226) ông chính thưc vào ngôi Thượng Hoàng để củng cố Vương Triều, xây dựng đất nước. Thượng Hoàng băng ở cung Phụ Thiên năm Giáp Ngọ thứ 3 (1234) tháng Giêng ngày 18. Mộ táng tại Thọ Lăng Thái Đường. 12 năm sau khi ông mất, ông được truy tôn là Thái Tổ.

      - Bên phải thờ Thánh Thượng Thống Quốc Thái Sư Trần Thủ Độ. Ông là một nhân vật kiệt xuất đi đầu trong sự nghiệp dựng nước và giữu nước thời Trần. Ông qua đời vào năm Giáp Tý (1264). Hiện có đình thời và lăng mộ tại xã Liên Hiệp, Hưng Hà.

     - Bên trái thờ Thánh Thượng Linh Từ Quốc mẫu Trần Thị Dung. Sinh thời bà là người con gái tái sắc vẹn toàn, bà đã dàn xếp mọi bất bình nội tộc để củng cố niềm tin và đoàn kết chống thù trong giặc ngoài, xây dựng vương triều phát triển. Bà mất năm 1259, hiện có đền thờ và lăng mộ tại xã Liên Hiệp, Hưng Hà.

          +, Tòa Đệ Nhị

       - Chính giữa là ban thờ Thánh tượng vua Trần Thái Tông (Miếu hiệu của Trần Cảnh 1218 - 1277). Ông là đời vua  đầu tiên của triều Trần, là con trưởng của Trần Thừa, được Lý Chiêu Hoàng truyền ngôi năm Ất Dậu (1225), năm Mậu  Tý (1258) nhường ngôi làm Thái Thượng Hoàng. Đến năm 1277 ngày 1 tháng 4 (AL), ông băng hà thọ 60 tuổi mộ táng ở Chiêu Lăng - Thái Đường.

       - Bên trái thờ Thánh tượng vua Trần Thánh Tông(Miếu hiệu của  Trần Hoảng 1240 - 1296). Ông là đời vua thứ hai Triều Trần, là con trưởng Vua Thái Tông. Năm 1258 được vua cha nhường ngôi làm vua 21 năm. Năm Giáp Thân (1284) nhường ngôi cho Nhân Tông làm Thượng Hoàng, băng hà  vào ngày 25 tháng 5 năm Canh Dần (1290) thọ 51 tuổi. Mộ táng ở Dụ Lăng - Thái Đường.

      - Bên phải thờ Thánh tượng vua Trần Nhân Tông(Miếu hiệu của Trần Khâm 1258 - 1308). Ông là đời vua thứ ba của triều Trần, là con trưởng vua Thánh Tông. Năm 1293 (Kỷ Tỵ) nhường ngôi cho con là Anh Tông làm Thượng Hoàng và xuất gia.

Năm Mậu Thân (1308) ngày 3 tháng 11 (ÂL), ông băng hà ở Am Ngọa Vân Yên Tử (Đông Triều Quảng Ninh) thọ 51 tuổi. Thi hài được hỏa táng theo phép nhà Phật.

Xá lỵ của ông được gửi gắm ở  3 nơi, 3 đỉnh tam giác địa chính trị quân sự dưới  triều đại nhà Trần. Đó là Thái Đường (Long Hưng) Tức Mặc (Nam Định) và Yên Tử (Quảng Ninh).

+, Tòa Bái Đường:

           Thờ Ngai và bài vị của hội đồng các quan, tả thờ Văn quan, Hữu thờ Võ tướng triều Trần.

           Ngoài ra trong quần thể đền thờ các vua Trần còn cí Đền thánh thờ Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo, đền thờ Mẫu...Hiện nay quần thể di tích đang tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện với tổng diện tích 22 ha.

Xem thêm tại: Dentranthaibinh.com