1. Chủ đề chung là nội dung xuyên suốt toàn bộ văn bản. Chủ đề bộ phận là phần triển khai rõ nội dung của văn bản 2. Đoạn văn là đơn vị cơ...
1. Chủ đề chung
2. Đoạn văn là đơn vị cơ sở để tổ chức văn bản, thường gồm một số câu gắn bó với nhau trên cơ sở một chủ đề bộ phận, cùng nhau phát triển chủ đề đó theo hướng giao tiếp chung của văn bản. Đoạn văn có thể dài, ngắn khác nhau. Nó có thể chiếm cả trang viết với vài chục câu nhưng có thể chỉ gồm vài ba câu, cá biệt có thể chỉ gồm một câu. Số lượng câu trong đoạn văn thực sự không quan trọng lắm, tuy nhiên tùy từng trường hợp cụ thể đoạn văn cũng phải có được độ dài nhất định để đảm bảo phát triển ý đầy đủ.
.:
3. Câu chủ đề của đoạn văn còn gọi là câu chốt của đoạn văn. Câu chủ đề mang nội dung khái quát lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính Chủ ngữ -Vị ngữ; nó có thể đứng đầu đoạn văn (Đoạn diễn dịch) cũng có thể đứng cuối đoạn văn (đoạn quy nạp)
- Vai trò của câu chủ đề:
Người viết dự kiến được thông tin cần hoặc không cần cho văn bản để sản phẩn của mình ngắn gọn, cô động, súc tích nhất.
Người đọc cần dự đoán được hướng triển khai, nội dung cơ bản của văn bản và có cách tiếp thu thích hợp.
4.Tóm tắt văn bản
là công việc trình bay lại nội dung của văn bản gốc theo một mục đích đã định trước. Văn bản tóm tắt thường bao giờ cũng ngắn hơn rát nhiều so với nguyên gốc.
Những lưu ý khi toàm tắt văn bản:
- Diễn đạt càng ngắn gọn, càng súc tích càng tốt, loại bỏ những thông tin không cần thiết đối với mục đích tóm tắt.
- Văn bản tóm tắt phải luôn phản ánh trung thực nội dung văn bản gốc, không thêm thắt những nội dung không có trong văn bản gốc.
- Người tóm tắt cần diễn đạt theo cách riêng của mình, tránh đến mức tối đa dùng lại các câu, đoạn trong văn bản gốc. Nên dùng câu đủ thành phần.
5. Các bước tổng thuật tài liệu:
- Xác định bối cảnh ra đời (tác giả, tác phẩm...) của loạt văn bản -được chọn làm đối tượng tổng thuật.
Nếu các văn bản gốc cùng bàn về mộ chủ đề nhưng lại ra đời trong những thời điểm khác nhau thì cần xác định lai lịch, lịch sử vấn đề của đối tượng được tổng thuật
- Đọc văn bản gốc nhiều lần cho đến khi thực sự năm được các ý quan trọng, cơ bản nhất (các ý được trình bày hiển ngôn và các ý ngầm ẩn)
- Tập hợp và phân loại các nội dung cơ bản được rút ra từ các văn bản gốc.
-Vạch một dàn ý tóm tắt cho bản tổng thuật.
- Viết tổng thuật, cố gắng diễn đạt theo ngôn ngữ của tiêng mình, tuy nhiên cần giữ lại ở múc độ nào đó hệ thuật ngữ của văn bản gốc, Điều quan trọng nhất là không được làm thay đổi nội dung của văn bản gốc.
Nếu thông tin tổng thuật được đưa vào sử dụng trong các báo cáo hoặc tiểu luận khoa học thì xuất xứ của chúng cần được chú thích rõ.
COMMENTS