Làng nghề dệt chiếu Hới ở Thái Bình

Dưới bóng bàng, bóng nhãn, thơm ngát mùi hương chuối và soi mình trên hai ao biếc như hai mắt rồng của Bài Xá là đền chính thờ vua Lê Tương Dực, Với thanh bảo kiếm còn lấp lánh trên ngai thờ. Trên cánh đồng xanh biếc của Bùi Xá còn bãi tập trận với tấm bia ghi công tích của ngài. Trong đồng lúa vàng óng của thôn Tân Ấp sát đê là ngôi đền mẫu Thúy Bống với huyền tích đầy vẻ mộng mơ về chiếc khăn thần của người đẹp Liễu Hạnh… Nhưng ở Tân Lễ nổi tiếng nhất là thôn Hải Truyền với cái tên quen thuộc: “Làng Hới”, nổi bật lên như một viên ngọc xanh tươi thần kỳ, soi lung linh trên dòng nước Ngã ba sông, nơi từng vang lên câu ca dao thắm thiết:

Sống Hông, sống Luộc, sống Trà.
Ba sống ôm lấy Hưng Hà quê tôi…


Tỉnh Thái Bình có sự trùng hợp đến mức diệu kỳ: Có 2 làng đều tên là Hới, đều có sự gắn bó giữa thi nhân với người đẹp, tình dào dạt cùng sóng biển.

Phần 1:


Phần 2:




Làng Hải An còn gọi là “Hối Gạo” ở huyện Quỳnh Phụ với cái tên nổi tiếng “Phong nguyệt sào”. Trong tổ trăng gió lộng lẫy, thi hào Nguyễn Du gắn bó Với nàng Đoàn Thị, con gái yêu của đại thần đời Lê Trịnh: Đoàn Nguyễn Thục, mà dịu đi những nỗi buồn sau mới tình lỡ dở với cô lái đò bên bờ sông Nhị. Hạt gạo làng Hới mà nàng Đoàn Thị tần tảo nuôi chồng đã góp phần gợi hứng cho bài thơ Ký mộng và nhiều bài thơ khác của bậc thi hào.

Cảnh dệt chiếu bằng tay ở Hải Triều



Làng Hải Triều còn gọi là “Hới Chiếu” là quê gốc của Lễ nghị Học sỹ Nguyễn Thị Lộ. Ở vị trí “Ngã ba sống”, nơi một tiếng gà gáy cả ba tỉnh Hà Nam, Hưng Yên, Thái Bình đều nghe, nên mới đến “Hới Chiếu” ta đã tận mắt nhìn thấy ngay cái cảnh “Thuyền ai thấp thoáng” ấy và được nghe điệu hò giao duyên trên sông văng vẳng từ xa. “Thấp thoáng’ hôm nay gợi nhớ “thấp thoáng” ngàn xưa. Kia là “Ao Nôm, mả Dạ”ở thôn Tân Âp, gần Hải Triều, là ảnh xạ về hình bóng xa xưa của người Việt cổ, có thể nói đây là vùng cổ nhất bắc Thái Bình, một Thời “Thấp thoáng” bóng chài lưới. Đây là nền cũ đền thờ cửa Luộc, dấu tích của cái thuở Hùng Vương: Trong sóng nước vang ầm, nữ tướng Tạ Trinh Lang, người con gái Bắc Ninh xinh đẹp và kiêu hùng dẫn binh thuyền về trấn ải, dạy dân dệt lụa ươm tơ, trồng lúa theo con nước lên xuống nên được dân tôn thờ. Đây cũng là vùng đất huyền diệu ngay từ thuở có chính sách khẩn hoang mang cấp Nhà nước, bắt đầu từ triều Lý, gắn với hình ảnh kỳ vĩ “Thấp thoáng” trong truyền thuyết của ba sư (Dương Không Lộ, Nguyễn Giác Hải, Nguyễn Minh Không) và của một sãi (họ Lưu, dòng dõi Thái phó Lưu Khánh Đàm) đã tạo nên các kỳ công có tầm vũ trụ: “Cơi đê sống Hồng – phá thông sống Luộc…” làm cho “Trên tự con Nhạn (gò con Nhạn ở Hải Triều) dưối đến Nam Ang (ở xã Quỳnh Sơn, huyện Quỳnh Phụ) lũ lụt đều thông, nước mặn thoát hết”.


Từ đấy mà Tân Lễ – Hải Triều thành một trong những đất quan hà trù phú: Đã “Cận thị” với chợ Hới (“Hải Thị”) thường được nhắc tới trên những văn bản thời Lý, Trần mà ngày nay càng đông vui; lại “Cận giang” Với ba sống và các bên: cửa Luộc, Mỏ Kè, Bến Mới, Bến Hối, Bến Xuôi, Bên phà Bùi Xá (Triều Dương)… vậy Tân Lễ – Hải Triều có thể nối liền với Hà Nội và các tĩnh Hà Nam, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng. Đường liên tỉnh 34 từ Phố Nối (Hưng Yên), qua bến phà Triều Dương, xuyên qua Tân Lễ về thị xã Thái Bình còn tỏ rõ thế “Cận lộ” nữa… Nhưng Tân Lễ trở lên hấp dẫn nhất, đang được cả nước chú ý hơn, bởi một điều Tân Lễ là nơi sinh ra Lễ nghi Học sỹ Nguyễn Thị Lộ, phụ tinh và người tình bất diệt bên cạnh ngôi sao Khuê chói lọi: Nguyễn Trãi, gắn với thảm án Lệ Chi Viên làm xúc động muôn đời. Đây là cội nguồn để có các cuộc ra đi, trao đổi in đậm mãi trong truyền thuyền và sử sách Việt Nam của một tài nữ, điều mà chỉ có đến đây, ta mới có thể lý giải.


Nguyễn Thị Lộ sinh ra ở làng Hới, nơi nổi tiếng với câu ngạn ngữ “Rượu Me – Chè Thái – Gái Hải Triều”. Rượu Me là rượu ở xã Tân Hòa, huyện Hưng Hà ngon nức tiếng Thái Bình, chè Thái là chè Thái Nguyên, còn gái Hải Triều từng một Thời vang danh là đẹp nhất vùng Sơn Nam Hạ. Đến làng này gặp lớp hậu duệ của Nguyễn Thị Lộ như bà Xoan (Xuân) ở tuổi gần 80 mà còn giữ được vẻ đẹp mặn mà, đến người phụ nữ 40 tuổi cùng khó vượt được. Truyền thuyết ở đây mà các bậc cao tuổi nhiều người biết đã kể lại: Ông Nguyễn Vinh sau khi đỗ Hương tiến (= Cử nhân) đã lấy được một người đẹp cũng ở làng Hới là bà Nguyễn Thị Nhung, sinh được bốn người con đều đẹp người đẹp nết: Con gái đầu là Nguyễn Thị Gấm, con gái hai là Nguyễn Thị Lụa, hai con trai tiếp theo không rõ tên gốc là gì, nhưng các cụ cho biết: sau khi xảy ra Thảm án Lệ Chi Viên, để tránh liên lụy với chị Gấm, hai người con trai ấy đã trốn ra Đông Triều và mang cái tên mới là Đông và Triều. Gấm mới sinh ra đã có khuôn mặt trái xoan, có bàn tay bút măng thon thon, nhất là đôi mắt làm đổ quán xiêu đình. Bốn tuổi, Gấm đã tỏ rõ sự thông minh, thường theo cha đến nơi ông dạy học. Gấm càng lớn càng đẹp, càng học giỏi, dần dần Tứ thư, Ngũ kinh, Nho, Y, Lý, Số” đều thông suốt. Vào tuổi trăng tròn thì cha đột ngột qua đời, Gấm phải bôi thuốc, dệt chiếu, giúp mẹ nuôi dưỡng các em. Nghề dệt chiếu ở Hải Triều đã manh nha có từ thế kỷ X. Đến thế kỷ XV, chiếu Hới của Hải Triều đã vang danh tới tận kinh đô Thăng Long. Gấm thường cùng các bạn theo thuyền đem chiếu ra Thăng Long buôn bán. Với sắc đẹp, sự duyên dáng và tài giao thiệp, chiếu của Gấm thường bán chạy hơn các bạn. Các cụ ở Hải Triều cho rằng: Lộ là con đường trong “lộ trình” mang chiếu ra Thăng Long bán, nàng Gấm đã nhanh chóng thông thuộc mọi ngả đường nên các bạn khâm phục đặt cho cái tên mới là Lộ, ít nhắc tới tên cha mẹ đặt. vả lại, dưới ách chiếm đóng của giặc Minh, trong gia tộc có nhiều người bị tàn sát, Nguyễn Thị Gấm từ chỗ thường xuyên qua lại trao đổi giữa Hải Triều Với Thăng Long đến chỗ phải đổi tên, ở hẳn lại Thăng Long với người cậu bên Hồ Tây. Nàng bán chiếu, bán cháo, viết thuê để kiếm sống rồi gặp Nguyễn Trãi mà xác định cho mình một con đường mới, cho nên cái tên Lộ được nàng chấp nhận.


Ở thôn Hải Triều hiện còn có cả dòng họ của Nguyễn Thị Lộ nữa. Thôn Hải Triều I còn dòng họ mẹ nàng Lộ. Cụ Nguyễn Văn Được 75 tuổi là hậu duệ đời thứ 13 cho biết: hàng năm giỗ tổ vào ngày 1 tháng 2 có hàng trăm người về dự, phải làm tới 15 đến 20 mâm cỗ, phản ánh dòng họ này không nhỏ. Thôn Hải Triều II: có dòng họ của bố nàng Lộ. Cụ Nguyễn Văn Phán 66 tuổi là hậu duệ đời thứ 17 cho biết: ngày giỗ tổ 7 tháng 2 có đến 500 suất đinh về dự. Dòng họ có quỹ khuyến học, quỹ mừng thọ, quỹ hiếu. Câu đối treo ở từ đường họ có câu: “Tô Giang tích lục giá ban thanh” thể hiện rõ dòng họ này có quan hệ sâu sắc với Thăng Long, vùng đất của sông Tô Lịch chảy tràn. Đọc cuốn gia phả của cụ Phán càng thấy rõ điều này. Gia phả nói tới cụ tổ Nguyễn Phúc Hỗ được tặng phong chức Thái bảo, cụ bà hiệu là Từ Kiệm khi mất được tặng phong Liệt phu nhân có mộ táng tại huyện Từ Liêm, con là Nguyễn Trung (tên húy là Khẩn) trúng Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân năm Quý Hợi (1563). Nguyễn Trung sinh Nguyễn Khắc Tuấn. Phần Dẫn biên ghi: “Khắc Tuấn người xã Nhân Mục, huyện Thanh Trì, đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân năm Bính Tuất triều Lê…” Việc thi đỗ này phù hợp với tấm bia Văn Miếu Quốc Tử Giám khắc ngày 16 tháng 11 năm Thịnh Đức nguyên niên (1653). Khắc Tuấn sinh ba con trai: Trưởng nam Khắc Thận được ấm phong Hoằng Tín Đại phu; Thứ nam Khắc Thục được phong Hiển Cung Đại phu, làm Hiến sát sứ Thái Nguyên, Sơn Tây. Con thứ ba là Nguyễn Khắc Minh và một con gái là Nguyễn Thị Luận. Phả ghi rõ: “Nguyễn Khắc Minh di cư tại Hưng Nhân huyện, Thanh Triều tổng, Hải Triều xã”. Hải Triều xã tên cũ là Hải Hồ, tức là thôn Hải Triều ngày nay. Phả diễn tả cụ thể: Vào ngày đẹp trời, Khắc Minh dạo ngắm cảnh cố đô (Thăng Long) gặp một cô gái bán chiếu “Phong tư diễm lệ, ngôn hạnh đoan trang đáng yêu”, mới gặp một lần mà không ngày nào vơi đi nỗị nhớ, bèn viết thư gửi đi. Nhận được thư, cô gái trả lời: “Song thân thiếp đang còn, phải nuôi dưỡng. Nếu chàng nghĩ đến tình thì cưới xong cùng về ở với thiếp”. Khắc Minh về trình bày với cha, được cha cho phép cưới rồi về Hải Triều ở. Từ đó sinh ra một dòng họ ở Hải Triều. Phả ghi: “Khắc Minh giỗ ngày 8 tháng 2, vợ là Từ Hạnh giỗ ngày 7 tháng 2. cả họ lấy ngày 7 tháng 2 là ngày giỗ tổ và thanh minh”. Từ đấy suy ra: dòng họ gốc của Nguyễn Thị Lộ vẫn là ở thôn Hải Triều xã Tân Lễ. Phải chăng sau khi giặc Minh tàn sát, nhất là sau khi xảy ra Thảm án Lệ Chi Viên, dòng họ này tản mát đi nhiều nơi, trong đó có thể có người đến vùng đất Từ Liêm hay Nhân Mục sinh sống mà sinh ra dòng họ mới. Song một sự lạ xảy ra, duyên trời lại run rủi lần nữa: Nguyễn Khắc Minh gặp cô bán chiếu người Hải Triều, khác nào “Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy” Nguyễn Trãi thuở xưa đã gặp nàng bán chiếu cũng ở chốn kinh đô. Đây là sự lặp lại lý thú và hiếm thấy trong lịch sử nước ta. Theo quan niệm xưa “Thuyền theo lái, gái theo chồng” nhất là ỏ một danh gia vọng tộc lại càng thể hiện rõ. Thế nhưng bậc đại khoa Nguyễn Khắc Thuấn vẫn cho con về quê theo vợ thì hắn rằng tình quê hương, nỗi niềm thương cảm từ Thảm án Lệ Chi Viên còn làm ông xúc động, ông cho việc làm đó của ông vẫn là trở về cội nguồn.



Song những chuyện tình liên quan đến việc dệt chiếu, bán chiếu vẫn dằng dặc không dứt ở Hải Triều: Có một chàng trai nghèo quê ở Tứ Kỳ – Gia Lộc (Hải Dương) vượt sông sang Hới dạy học, bén duyên với cô hàng nước trên bến đò Cà, bên tả sông Luộc, sinh được cậu bé Phạm Đôn Lễ . Đôn Lễ hai tuổi thì cha qua đời. Gần quán nước của mẹ, cách 300 mét về phía tây, có vụng Triều Dương là nơi đậu thuyền của các lái buôn Thanh – Nghệ. Vào tuổi lên ba (1460) một buổi chiều cậu bé thơ thẩn dạo chơi trên đê sông Luộc rồi mất tích. Người lái buôn đón cậu về Thanh Hóa nuôi nấng, cho học cùng con trai mình. Phạm Đôn Lễ đỗ Tiến sĩ, trong hàng Tam Khôi. Ngày vinh quy, cha nuôi sỢ con về không đúng quê, sẽ phạm tội khi quân nên buộc phải nói hết sự thật. Đôn Lễ xin vua đi thị sát vùng ngã ba sông Hồng, sống Luộc để về quê cũ tìm mẹ. Tại bến đò Cà, hai mẹ con gặp và nhận nhau sau gần 30 năm xa cách. Sau ngày vinh quy, Phạm Đôn Lễ đưa mẹ về quê cha. Rồi sau đấy, trong lần đi sứ Trung Quốc thứ hai, qua vùng ngọc Hà, châu Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây, nơi có nghề chiếu cói tinh xảo, Đôn Lễ nghĩ tới quê mẹ, cho tới thời Đức bà Thị Lộ trở đi nghề dệt chiếu vẫn rất khó nhọc. Để cải tiến, ông bí mật học bằng được cách dệt chiếu ở đấy, đem về quê truyền dạy. Từ đó trở đi, dân Hải Triều từ chỗ ở khung dệt phải có người đứng luồn cói, đập cói, làm chiếu không biết bắt biên, giường dệt chiếu không có ngựa, đã tiến đến chỗ có bàn ngồi dệt, việc trao gon đã có ghế ngồi, có ngựa đỡ sợi đay. Dân Hải Triều càng tinh xảo về cách pha chế phẩm màu ngũ sắc… Nhờ thế chiếu Hải Triều dệt nhanh hơn, đẹp hơn, sợi cói trở nên sáng bóng ken dày, có mùi thơm ngan ngát, mặt chiếu trơn nhẵn dễ giặt, thoát nước nhanh mà đắp vẫn rất ấm, hợp với câu ngạn ngữ: “ăn cơm hom, nằm giường hòm, đắp chiếu Hói”(1) từng truyền tụng rất lâu đời ở Hải Triều. Cho nên, đến nay 19 thôn của Tân Lễ đều có nghề làm chiếu. Chiếu ở Tân Lễ chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các ngành nghề ở đây, 42% là nghề chiếu, 38 % là nông nghiệp, 20% là dịch vụ, đang góp phần làm giàu đẹp cho quê hương. Dân Hải Triều từng phổ biến câu:


Chiếu lành cho sạch

Chiếu rách càng thơm

Hải Triều xưa dù phúc thiển lộc đơn

Sau này hậu vận sẽ ươm bống vàng.


Cơm Hom là cơm của loại lúa ở vùng lầy (như vùng sông Trà, sông Luộc…) nước lên tới đâu thì lúa ngoai đến đấy mà bông vẫn không chấm nước, ăn thơm, dẻo, no lâu. Giường Hòm là giường có vai cao, đóng kín, làm gió không lùa vào để giữ độ ấm…